Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến với cộng đồng doanh nghiệp và các địa phương về các giải pháp tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19.- TPHCM kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng quy định riêng để trở lại trạng thái bình thường mới.- Quốc hội Đức có thể có số nghị sĩ ở mức cao kỷ lục, lên tới hơn 900 người.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Cuba.- Ấm áp những phần quà trao đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong khu vực cách ly nhân dịp Tết Trung thu.- Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khai mạc hôm nay tại New York, Mỹ với sự tham gia của hơn 100 nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao của 132 nước.- Pháp vận động các đồng minh châu Âu trì hoãn các đàm phán thỏa thuận thương mại tự do giữa EU và Australia, nhằm trừng phạt Australia vì đã hủy bỏ hợp đồng đóng 12 tàu ngầm đã ký với Pháp.
Ngày 24/4, tại thủ đô Jakarta, Indonesia, lãnh đạo các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sẽ nhóm họp trực tiếp nhằm thảo luận về các nỗ lực xây dựng cộng đồng, quan hệ đối ngoại và các vấn đề khu vực, trong đó có cuộc khủng hoảng tại Myanmar. Kế hoạch tổ chức Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN này đã được nước chủ nhà Indonesia thúc đẩy trong vài tuần qua, với sự ủng hộ của Malaysia, Brunei, Singapore và Philippines. Brunei nhận vai trò Chủ tịch ASEAN năm nay, đã lên tiếng ủng hộ tổ chức hội nghị thảo luận về các diễn biến tại Myanmar và cho biết đã yêu cầu các quan chức chuẩn bị cho cuộc họp này tại Jakarta. Trong một tuyên bố chung với Malaysia, Brunei cho biết cả hai nước đã yêu cầu các bộ trưởng và quan chức cấp cao của mình tiến hành “các bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc họp sẽ được tổ chức tại Ban Thư ký ASEAN ở Jakarta, Indonesia”. Trước đó, tháng 3 vừa qua, bộ trưởng ngoại giao 10 nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã họp trực tuyến đặc biệt thảo luận về cuộc khủng hoảng chính trị tại Myanmar.
- Vì sao ngành đường sắt tụt hậu và cơ chế nào để ngành đường sắt phục hồi phát triển?- Bến Tre: Phát triển về hướng Đông, chủ trương hợp ý Đảng- lòng dân.- Lạng Sơn kiểm tra, xử lý hộ kinh doanh bán sữa nhập lậu trên Zalo.- Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN thảo luận các vấn đề khu vực, trong đó có cuộc khủng hoảng Myanmar.- Một số doanh nghiệp niêm yết tổ chức Đại hội đồng cổ đông đã công bố kết quả kinh doanh năm 2020 tích cực và đề ra kế hoạch tăng trưởng mạnh trong năm 2021.- Tình trạng thiếu thuốc an thần và thuốc gây mê đe dọa ngành y tế Brazil.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận cấp cao của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc với chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột”. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chủ trì một phiên họp của Hội đồng Bảo an và là hoạt động ngoại giao đa phương quan trọng đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kể từ sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Tối 19/4, từ Hà Nội, với vai trò Chủ tịch HĐBA LHQ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên thảo luận cấp cao mở, bằng hình thức trực tuyến của HĐBA với chủ đề “Tăng cường hợp tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực trong thúc đẩy xây dựng lòng tin và đối thoại trong ngăn ngừa, giải quyết xung đột”. Một số diễn giả chính của phiên thảo luận là TTK LHQ Antonio Guterres; Bộ trưởng Ngoại giao Brunei (nước Chủ tịch ASEAN); Cao ủy Liên minh châu Âu về chính sách đối ngoại và Chủ tịch Ủy ban châu Phi; nguyên TTK LHQ Ban Ki-moon. Sự kiện có sự tham dự của 22 lãnh đạo, nguyên thủ các nước thành viên LHQ. Khai mạc phiên thảo luận, từ Hà Nội, Thủ đô của hòa bình, hữu nghị, Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chào nồng nhiệt nhất tới TTK LHQ Antonio Guterres, ông Ban-ki-moon, nguyên Tổng thư ký Liên hợp quốc và các thành viên Hội đồng bảo an tham dự sự kiện cấp cao quan trọng này. Việt Nam ý thức sâu sắc về vinh dự được đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng bảo an Liên hợp quốc LHQ và trách nhiệm to lớn đi kèm. Là thành viên tích cực và trách nhiệm của đồng quốc tế, Việt Nam nỗ lực hết mình để đóng góp vào nỗ lực chung, thúc đẩy mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, đề cao việc tuân thủ hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, đẩy mạnh ngăn ngừa và giải quyết xung đột, phát huy vai trò của tổ chức khu vực trong duy trì ổn định an ninh khu vực và quốc tế. Sau khi một số thành viên của LQH phát biểu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu thảo luận quan trọng. Đài TNVN trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
Sau hơn một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, sáng nay Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã bế mạc, thông qua nhân sự ứng cử chức danh Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội với số phiếu rất tập trung thể hiện sự đoàn kết thống nhất cao của Ban chấp hành Trung ương. Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phảt biểu bế mạc Hội nghị. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu toàn văn bài phát biều này.
- Kết thúc hội nghị cấp cao Apec 27 đã thông qua Tuyên bố Tầm nhìn đến năm 2040 vì Cộng đồng Châu Á – Thái Bình Dương mở, hoàn tất sáng kiến do Việt Nam khởi xướng năm 2017.- Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 27, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các thành viên APEC để biến tầm nhìn và ước vọng thành trái ngọt của hoà bình, ổn định và hạnh phúc của mọi người dân trong khu vực.- Thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 650 năm Ngày mất danh nhân Chu Văn An.- Xuất sắc vượt qua 34 người đẹp trong đêm chung kết, cô gái quê Thanh Hóa, sinh viên năm thứ hai Đại học Kinh tế Quốc dân, Đỗ Thị Hà đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2020.- Vắc-xin ngừa Covid-19 đang được đẩy nhanh quá trình cấp phép tại Mỹ. Ước tính có thể phân phối 50 triệu liều vắc-xin trước cuối năm nay trên phạm vi toàn cầu, đủ để bảo vệ 25 triệu người.
- Khai mạc trọng thể Hội nghị Cấp cao diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 27 theo hình thức trực tuyến. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị này.- ASEAN đặt mục tiêu giảm 32% cường độ năng lượng vào năm 2025, hướng tới một tương lai năng lượng bền vững. Đây là kết quả của Hội nghị Bộ trưởng năng lượng ASEAN lần thứ 38 được tổ chức từ ngày 17-20/11.- Đêm chung kết Hoa hậu Việt Nam 2020 với chủ đề “Thập kỷ hương sắc” diễn tối nay tại Nhà thi đấu Phú Thọ, TP.HCM.- Trong bối cảnh các nước đang chạy đua sở hữu các hợp đồng vắc-xin ngừa Covid-19, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo, vắc-xin không phải là phép nhiệm màu để ngăn chặn đại dịch.- Ngân hàng Trung ương Thái Lan công bố một loạt biện pháp mới nhằm hỗ trợ kiểm soát đồng Bạt tăng giá so với đô la Mỹ để kích thích đà phục hồi kinh tế của nước này.
Là sự kiện quan trọng nhất của tuần lễ cấp cao APEC lần thứ 27, hôm nay, Hội nghị Cấp cao APEC diễn ra theo hình thức trực tuyến. Trong vai trò chủ nhà, Malaysia đề xuất chủ đề của năm APEC 2020 là “Tận dụng tiềm năng con người vì một tương lai tự cường, thịnh vượng chung” và tập trung vào 3 ưu tiên gồm: Cải thiện thương mại và đầu tư; Kinh tế bao trùm thông qua kỹ thuật và kinh tế số; Thúc đẩy bền vững sáng tạo. Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt đối với APEC, là năm hoàn tất thực hiện các mục tiêu Bogor và thông qua Tầm nhìn APEC đến năm 2040. Các thành viên đề cao vai trò của APEC, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc xây dựng Tầm nhìn sau năm 2020. Đề cập những thông tin về Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 27, BTV Thanh Huyền trao đổi với PV Quang Trung, theo dõi đưa tin về Hội nghị cấp cao APEC tại Malaysia qua hình thức trực tuyến:
Đang phát
Live