Theo các chuyên gia y tế, hiện đang có sự gia tăng các ca cúm gia cầm ở động vật ở nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN. Đặc biệt, một số ca đã bắt đầu được phát hiện ở người. Mặc dù các trường hợp cúm gia cầm ở người đã được kiểm soát nhưng các trường hợp ở động vật vẫn đang lan rộng. Trước thực tế này, giới chức y tế lo ngại kịch bản một đại dịch cúm gia cầm có thể xảy ra trong khu vực, nếu không sớm có các giải pháp cấp bách. Góc nhìn của PV Phạm Hà - TT Đài TNVN tại Indonesia theo dõi khu vực ASEAN.
Hơn 5.000 người đã đi bộ đồng hành “Vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam” tại Công viên Văn hóa Đầm Sen - TP.HCM vào sáng nay (12/8) nhân Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam/dioxin và kỷ niệm 62 năm ngày thảm họa da cam/dioxin ở Việt Nam (10/8/1961 – 10/8/2023). Chương trình do Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin TP phối hợp với Công ty Cổ phần truyền thông Việt Nam tổ chức.
Giá gạo toàn cầu vừa tăng lên mức cao nhất trong gần 12 năm sau quyết định cấm xuất khẩu một số loại gạo của Ấn Độ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 và Phiên họp Ban Chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm giao thông vận tải.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có bài phát biểu quan trọng trước các học giả, nhà nghiên cứu cùng hơn 40 đại sứ Iran và dự khai mạc Tuần lễ Văn hóa Việt Nam tại Iran.- Kỷ niệm 62 năm thảm họa da cam Việt Nam, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cùng chung tay khắc phục hậu quả chất độc hóa học Dioxin sau chiến tranh.- Mưa lớn gây lũ ống, lũ quét và sạt lở đất đã cướp đi sinh mạng của 11 người dân tại các tỉnh Tây Bắc.- Chính quyền quân sự tại Ni-giê công bố danh sách thành viên nội các trước thềm Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo các quốc gia thuộc Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi.- Ecuador ban bố tình trạng khẩn cấp sau vụ một ứng cử viên tổng thống bị sát hại.- Giá gạo toàn cầu đã tăng lên mức cao nhất trong gần 12 năm do lệnh cấm xuất khẩu gạo của một số nước và điều kiện thời tiết bất lợi gây ảnh hưởng đến sản xuất.
Chiến tranh đã lùi xa nhiều thập kỷ, nhưng hậu quả của chất độc hóa học do quân đội Mỹ gây ra vẫn hiện hữu tại Việt Nam. Không chỉ hành hạ cơ thể nhiều cựu binh Việt, chất độc dacam còn khiến con, cháu….họ rơi vào cảnh bệnh tật, dị dạng, khiến cuộc sống gia đình khó khăn chồng chất khó khăn. Những năm qua, bằng nhiều nguồn lực và hành động thiết thực, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã cùng chăm lo, hỗ trợ, tạo điều kiện về mọi mặt để các nạn nhân chất độc da cam và gia đình có thêm động lực vượt qua khó khăn, bệnh tật, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Nhân kỷ niệm 62 năm thảm họa da cam Việt Nam, phóng viên Kim Thanh có bài viết “Chung tay khắc phục hậu quả chất độc hóa học Dioxin sau chiến tranh”:
Chủ tịch QH Vương Đình Huệ thăm cán bộ, nhân viên ĐSQ và gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Indonesia.- Việt Nam và Trung Quốc đàm phán vòng 16 về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển.- Mưa lũ kéo dài gây thiệt hại nặng về cơ sở hạ tầng và tài sản của người dân tại nhiều địa phương.- Chỉ số giá gạo thế giới tháng 7 tăng lên mức cao kỷ lục trong gần 12 năm qua.- Australia phản ứng tích cực trước quyết định của Trung Quốc về việc dỡ bỏ thuế nhập khẩu lúa mạch từ nước này kể từ ngày mai.
Thành phố Đà Nẵng hiện có 5.000 người là nạn nhân chất độc da cam, trong đó 1/4 là trẻ em. Những năm qua, Hội Nạn nhân chất độc da cam thành phố vận động các tổ chức từ thiện, nhiều nhà hảo tâm đóng góp hàng trăm tỷ đồng giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Nhân kỷ niệm 62 năm ngày thảm hoạ da cam Việt Nam (10/8/1961-10/8/2023), PV Tuyết Lê tại miền Trung phản ánh những hoạt động cụ thể, thiết thực để giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam có cuộc sống ổn định qua bài viết sau.
Ấn Độ mới đây đã gây bất ngờ thị trường toàn cầu với lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng gạo tẻ thường không phải gạo basmati. Quyết định này có giá trị ngay lập tức, đã tạo ra những phản ứng trên thị trường thế giới, bởi Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Việc Ấn Độ dừng xuất khẩu gạo được dự báo có thể làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu vốn bắt đầu từ khi nổ ra cuộc xung đột tại Ukraine năm 2022. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới quyết định này của Ấn Độ? Phóng viên thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ có cuộc trao đổi với ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại, Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ về chủ đề này.
Việt Nam chủ trương tăng cường xuất khẩu gạo trong bối cảnh một số nước đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu mặt hàng này.- Hà Nội đón chuyến tàu vận tải hàng hóa bằng đường sắt liên vận quốc tế đầu tiên từ Trung Quốc.- Thành phố Hồ Chí Minh thông qua chủ trương tuyển bổ sung học sinh vào lớp 10 công lập, năm học 2023 - 2024.- Tổng thống Nga và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thảo luận về sáng kiến ngũ cốc Biển Đen.- Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi cho biết, giải pháp can thiệp quân sự vào Ni-giê để khôi phục trật tự Hiến pháp và quyền lực cho Tổng thống Ba-dum là lựa chọn cuối cùng.- Bài bình luận nhan đề “EVFTA – hiện thực hóa mục tiêu hội nhập quốc tế chủ động, toàn diện và sâu rộng của Việt Nam”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, làm việc tại tỉnh Bắc Ninh -Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu -Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7 năm nay “Mở rộng vòng tay tới nạn nhân mua bán người để không ai bị bỏ lại phía sau”.-Mưa lớn gây sạt lở nghiêm trọng tại đèo Bảo Lộc- Lâm Đồng, trạm Cảnh sát giao thông bị vùi lấp, 4 người mất tích.-Sau Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) là nước tiếp theo áp đặt lệnh cấm xuất khẩu và tái xuất khẩu gạo.-Các chuyên gia khí hậu nhận định: Tháng 7 là tháng nóng nhất được ghi nhận trong lịch sử
Đang phát
Live