Công đoàn cơ sở đóng vai trò quan trọng trong việc chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động và bảo đảm quan hệ lao động hài hòa, ổn định tại các đơn vị, doanh nghiệp. Hiện cả nước có khoảng 7.000 cán bộ công đoàn chuyên trách và khoảng 1,2 triệu cán bộ công đoàn không chuyên trách. Thời gian qua, một trong những hoạt động Công đoàn các cấp chú trọng là bồi dưỡng cung cấp thông tin về pháp luật, nâng cao năng lực kỹ năng thương lượng với chủ sử dụng lao động cho cán bộ công đoàn cơ sở, với mục tiêu để xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.
- Các địa phương quyết tâm không để thiếu thuốc tại các cơ sở y tế - Hành trình kỳ diệu cứu sống các em bé sinh non - Cách phòng ngừa và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Sắp xếp, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của các sở chuyên ngành, trước hết với 10 sở, là nhiệm vụ tiếp theo sau phân cấp, ủy quyền mà Hà Nội tập trung thực hiện nhằm nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Đó là khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tại Hội nghị Ban Chỉ đạo Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế thành phố Hà Nội diễn ra chiều nay 12/07.
Tại Sóc Trăng, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, tỉnh đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đầu tư nhiều công trình cấp thiết. Kết cấu hạ tầng từng bước hoàn thiện giúp bộ mặt vùng đồng bào dân tộc thiểu số thêm khởi sắc và tạo điều kiện cho đồng bào phát triển kinh tế, tăng thu nhập, ổn định đời sống.
Trước yêu cầu thực tiễn của công tác dân vận, trong những năm qua việc bồi dưỡng nghiệp vụ đã được Ban Dân vận Tỉnh ủy Thái Nguyên quan tâm, triển khai tới từng cơ sở. Qua các lớp tập huấn đã góp phần nâng cao nhận thức, cập nhật thông tin, kiến thức cho đội ngũ phụ trách công tác dân vận, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Sau 3 năm trì hoãn vì Covid-19, từ ngày 1/7 năm nay, mức lương cơ sở đã chính thức tăng thêm 20,8%, từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng. Với mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, lần tăng lương cơ sở lần này được kỳ vọng sẽ cải thiện thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vốn bị đánh giá là thấp hơn mức sống trung bình, giúp đội ngũ này có thể trang trải cuộc sống bằng thu nhập chính thức để toàn tâm toàn ý với công việc. Nhưng bên cạnh tâm lý phấn khởi, vẫn còn có những lo ngại việc giá cả có thể tăng theo tăng lương, kiểu “té nước theo mưa” như đã từng xảy ra trước đây. Bởi vậy, bài toán đặt ra là làm cách nào giám sát chặt chẽ, tránh hiệu ứng tăng lương dẫn đến tăng giá, để đời sống của cán bộ, công chức, viên chức thực sự được cải thiện, và tăng lương lúc này, tiếp sức kích cầu, tăng tiêu dùng trong nước. Chuyên gia kinh tế-Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cùng bàn luận câu chuyện này.
Từ ngày 1/7, Thông tư số 14 năm 2023 của Bộ Y tế về Quy định trình tự, thủ tục xây dựng giá gói thầu mua sắm hàng hóa và cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập” có hiệu lực. Thông tư 14 đã “cởi trói” cho các cơ sở y tế trong việc mua sắm thiết bị, phục vụ công tác khám chữa bệnh.
Thời gian gần đây, tình trạng sản xuất, vận chuyển, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều hệ lụy, gây thiệt hại cho người nông dân, Nhà nước và doanh nghiệp chân chính. Để ngăn chặn tình trạng này, Tổng cục QLTT chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm cơ sở vi phạm trong buôn bán, lưu hành phân bón giả, kém chất lượng.
Dự thảo Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 15 vừa qua. Dự thảo luật cụ thể hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng về tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, kiện toàn, sắp xếp lực lượng, gắn với hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của lực lượng này. Cho ý kiến vào dự thảo Luật, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định rõ trách nhiệm của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở, tránh lạm quyền.
Sau 3 năm trì hoãn vì Covid-19, từ ngày 1/7 năm nay, mức lương cơ sở đã chính thức tăng thêm 20,8%, từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.800.000 đồng/tháng. Với mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, lần tăng lương cơ sở lần này được kỳ vọng sẽ cải thiện thu nhập của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vốn bị đánh giá là thấp hơn mức sống trung bình, giúp đội ngũ này có thể trang trải cuộc sống bằng thu nhập chính thức để toàn tâm toàn ý với công việc, tránh phát sinh tiêu cực như nhũng nhiễu, tham ô. Nhưng bên cạnh tâm lý phấn khởi, nhiều người cũng lo ngại giá cả tăng theo tăng lương, thậm chí còn tăng trước “đón đầu”. Bởi vậy, bài toán đặt ra là làm cách nào giám sát chặt chẽ, tránh hiệu ứng tăng lương dẫn đến tăng giá, để đời sống của cán bộ, công chức, viên chức thực sự được cải thiện chứ không chỉ là những con số.
Đang phát
Live