
Dù đã đến ngày xả thải nhưng Công ty TNHH 2 thành viên Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ (có địa chỉ tại xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống, Thanh Hóa) không thể thực hiện được do chưa nhận được sự đồng thuận của chính quyền và người dân địa phương. Điều này đồng nghĩa với việc một khối lượng lớn chất thải từ trang trại chăn nuôi bò đang bị tồn đọng, khiến hàng nghìn người dân địa phương phải chịu sự “tra tấn” bởi mùi hôi, thối bốc ra từ đây.
Toàn bộ hệ thống giao thông vượt suối ở khu vực miền núi, vùng cao của tỉnh Quảng Ninh đang dần được thay thế bằng những cống hộp cỡ lớn. Những công trình vượt lũ này không chỉ giúp người dân đi lại thuận lợi mà còn giúp giao thương thông suốt ngay cả trong điều kiện có mưa lũ.
Toà chung cư 8B Lê Trực tại phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội từng được biết đến là công trình “điển hình“ về vi phạm trật tự xây dựng. Sau gần 4 năm hoàn thành cưỡng chế, phá dỡ hạng mục vi phạm, công trình này vẫn chưa hết “tai tiếng“ khi chủ đầu tư vẫn chưa thanh toán chi phí cưỡng chế mà cơ quan chức năng đã tạm ứng.
Mưa to, lũ lớn đã và đang có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, nước ta sẽ có khả năng xuất hiện nhiều cơn bão có ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, có thể gây mưa lũ lớn dồn dập và kéo dài. Bên cạnh đó là tình trạng lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và trung du. Trong mưa to, lũ lớn, công trình thuỷ lợi, hồ chứa đóng yếu tố rất quan trọng trong việc điều tiết nước, giảm thiệt hại do mưa lũ gây ra. Tại Chỉ thị số 2592 do Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ký ban hành về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024, yêu cầu các địa phương chủ động, sẵn sàng ứng phó thiên tai, đảm bảo an toàn công trình trong mùa mưa, lũ. Tuy nhiên, hiện nay, công trình thuỷ lợi tại nhiều địa phương, do nhiều nguyên nhân đã bị xuống cấp nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng trong việc điều tiết nước mùa mưa bão. Vậy những hồ, đập, công trình thuỷ lợi hiện nay mức độ an toàn ra sao trong mùa mưa bão năm nay, giải pháp nào với tình trạng xuống cấp của các công trình này? Tiến sỹ Vũ Trọng Hồng – chuyên gia trong lĩnh vực thủy lợi, nguyên thứ trưởng Bộ NN&PTNT cùng bàn luận câu chuyện này.
Siêu dự án vượt biển kết nối thành phố Thâm Quyến và Trung Sơn ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc hôm qua (30/6) đã chính thức thông xe và vận hành thử. Đây là dự án vượt biển đầu tiên trên thế giới tích hợp “cầu, đảo, đường hầm và nút giao dưới nước”.
Tại phiên họp về tình hình KT – XH TP.HCM 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp 6 tháng cuối năm diễn ra chiều nay (1/7), Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM Trần Quang Lâm "cảnh báo" nguy cơ dự án đường nối đường Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa không hoàn thành đúng tiến độ khi nhà ga T3 – sân bay Tân Sơn Nhất đưa vào khai thác.
Dự án đường dây 500kV mạch 3 Nhiệt điện Nam Định1 - Thanh Hoá - một trong 4 dự án thành phần của tuyến đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối đã hoàn thành đóng điện trước 30/6/2024 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo cấp điện miền Bắc ngay trong cao điểm mùa khô này. Nhiều hạng mục quan trọng khác của tuyến đường dây 500kV mạch 3 như công trình Trạm biến áp 500 kV Thanh Hóa cũng đã hoàn thành đóng điện. 1.177 cột điện 500kV mạch 3 sừng sững vươn cao giữa đất trời. Tuyến đường dây 500kV mạch kép dài gần 520km đi qua 9 tỉnh, thành phố từ Bắc miền Trung trở ra đang được kéo lên, dần hoàn thiện hình hài, để liên kết mạch máu, truyền tải nguồn năng lượng điện phục vụ đất nước. Công trình thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta về chiến lược phát triển kinh tế công nghiệp hoá - hiện đại hoá; đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia; Thể hiện bản lĩnh, trí tuệ và sức sáng tạo không ngừng nghỉ của người lao động Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Ông Nguyễn Thái Sơn - PCT Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (nguyên CVP Ban chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực) cùng bàn luận câu chuyện này.
Những ngày này trên công trình đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối, một số hạng mục đã hoàn thành, vượt trước tiến độ so với yêu cầu đề ra. Nhiều cung đoạn đường dây đã được kéo lên, đã lên hình hài tuyến. Nhiều vị trí cột đang được tăng cường nhân lực, thực sự vượt nắng, thắng mưa, làm việc quên ngày đêm, nỗ lực đưa công trình về đích nhanh nhất có thể. Phóng sự “Thấm đẫm mồ hôi người lao động trên công trình đường dây 500kV mạch 3” của phóng viên Nguyên Long ghi nhận thực tế này:
Bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi vừa ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2024 - 2025.
Đúng 19h07 phút ngày 27/5/1994, tại Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt đã phát lệnh hòa hệ thống điện Việt Nam với 4 tổ máy của Nhà máy thủy điện Hòa Bình tại Trạm 500kV Đà Nẵng qua đường dây 500kV sau hai năm thi công, chính thức đưa hệ thống truyền tải điện 500kV Bắc Nam mạch 1 vào vận hành, giải quyết căn bản tình trạng thiếu điện của miền Trung và miền Nam khi đó. Tuyến đường dây siêu cao áp 500kV đầu tiên tại Việt Nam có tổng chiều dài 1487 km, kết nối từ trạm biến áp 500kV Hòa Bình đến Trạm biến áp 500kV Phú Lâm (TP. Hồ Chí Minh) thống nhất Hệ thống điện 3 miền Bắc - Trung - Nam tròn 30 năm qua. Công trình thể hiện tầm nhìn thời đại của Đảng và Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Những ngày này, ngành điện Việt Nam cũng đang tăng tốc thi đua lao động, sáng tạo, quyết tâm đưa công trình đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) có chiều dài 519 km về đích vào tháng 6/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ghi nhận của PV Nguyên Long qua bài “Sau 30 năm vận hành đường dây 500kV Bắc - Nam mạch 1: Nối tiếp thêm kỳ tích của ngành điện Việt Nam trên công trình đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối”.
Đang phát
Live