Ngày càng nhiều người dân được cứu sống kịp thời tại tuyến y tế cơ sở do trước đó các y bác sĩ bệnh viện tuyến dưới được tuyến trên chuyển giao kỹ thuật “cầm tay chỉ việc”. Đó cũng là kết quả của Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” (viết tắt là Đề án 1816) được Bộ Y tế triển khai từ năm 2008. Trải qua 15 năm thực hiện, Đề án này đang tiếp tục khẳng định sự cần thiết khi y học ngày càng phát triển, nhiều kỹ thuật mới ra đời và chất lượng chuyên môn giữa tuyến trên với tuyến dưới vẫn còn một khoảng cách khá xa. Vậy Đề án 1816 giúp bệnh viện tuyến dưới nâng cao năng lực như thế nào? Người dân được hưởng những lợi ích gì từ Đề án này? PGS, TS, bác sĩ Vũ Văn Giáp, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Đào tạo- Chỉ đạo tuyến cùng bàn luận về vấn đề này.
Dù đã nghỉ công tác nhiều năm nhưng hàng chục cán bộ ở xã Tân Thuận Bình (huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) đến nay vẫn chưa nhận tiền trợ cấp theo quy định gây bức xúc đối với các cá nhân được thụ hưởng chế độ này.
Với vai trò, trách nhiệm là Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), chị Lưu Thị Lan Hương, Trưởng phòng Tư pháp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã gắn bó với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại mảnh đất này và trở thành "chú ong thợ" ngày ngày “thức khuya, dậy sớm” đem những kiến thức pháp luật đến với từng người dân nơi đây
Ngày 29/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 73 về khuyến khích bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Nghị định được kỳ vọng khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ đùn đẩy trách nhiệm hoặc làm việc cầm chừng do sợ sai.
Trong những ngày thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế xã hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa 15, vấn đề hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo và khó thực hiện, cán bộ, công chức sợ trách nhiệm không dám làm thu hút nhiều đại biểu Quốc hội cho ý kiến
Sáng 26/10, TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học về vấn đề lý luận, thực tiễn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Hội thảo tổ chức nhằm thực hiện hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương về triển khai đợt sinh hoạt chính trị, tư tưởng sâu rộng về nội dung tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Theo dự kiến chương trình kỳ họp thứ 6, ngày mai 25/10, các đại biểu Quốc hội sẽ bỏ phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Tình trạng cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có những biểu hiện đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, làm việc cầm chừng đã và đang gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng xấu uy tín của Đảng, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội.- Đề cập phép thử ngoại giao của Thủ tướng Australia Anthony Albanese trong chyến thăm Mỹ và Trung Quốc.
Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm trong xử lý công việc của các bộ, cơ quan, địa phương. Tuy nhiên, tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, sợ sai khi xử lý công việc của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong một số cơ quan hành chính nhà nước các cấp vẫn chưa được khắc phục hiệu quả; công tác phối hợp giữa các cơ quan, địa phương, đơn vị trong xử lý công việc chưa chặt chẽ, kịp thời, còn trường hợp chậm tham gia ý kiến hoặc tham gia ý kiến nhưng không có chính kiến, quan điểm rõ ràng, kéo dài thời gian xử lý, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng, hiệu quả công việc. Để tiếp tục chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế này, mới đây, Thủ tướng Chính phủ ký Công điện số 968 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tiếp tục chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
Thời gian qua, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một bộ phận cán bộ thực thi công vụ sợ sai, né tránh trách nhiệm. Ở bài 1 loạt bài “Chấn chỉnh tình trạng đùn đẩy, sợ sai: Ai không làm hãy đứng sang một bên” của Phóng viên Thanh Hà, thường trú tại miền Trung, Làm thế nào để nhận diện và xử lý đối với những cán bộ, công chức, viên chức này? Mời quý vị và các bạn nghe bài thứ hai với nhan đề “Nhận diện cán bộ sợ sai, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm”.
Tình trạng sợ sai, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm đang xảy ra ở một bộ phận không nhỏ cán bộ thực thi nhiệm vụ của thành phố Đà Nẵng, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình xây dựng và phát triển. Tháo gỡ “điểm nghẽn” này, Thành ủy Đà Nẵng đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức vì sự phát triển của thành phố. Từ thực tế ở Đảng bộ thành phố Đà Nẵng, Phóng viên Thanh Hà, thường trú khu vực miền Trung thực hiện loạt bài: “Chấn chỉnh tình trạng đùn đẩy, sợ sai: Ai không làm hãy đứng sang một bên”. Bài 1 - “Cán bộ sợ sai: Người dân, doanh nghiệp khổ nhọc đủ đường”.
Đang phát
Live