
Theo ước tính ban đầu, mỗi năm Việt Nam có hơn 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước. Tỉ lệ trẻ em đuối nước tại Việt Nam hiện nay cao nhất Đông Nam Á và cao gấp 10 lần so với các nước đang phát triển. Mặc dù đã có nhiều cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ em nhưng tình trạng này vẫn liên tục xảy ra trong thời gian gần đây và gia tăng cao vào mùa nắng nóng, trong đó có nhiều trường hợp đau lòng, không cứu được trẻ do sơ cứu sai cách. Trong các trường hợp đuối nước, nếu bệnh nhân được sơ cứu kịp thời, tích cực và đúng phương pháp sẽ có khả năng được cứu sống, nếu ngược lại thì khả năng tử vong rất cao hoặc để lại di chứng tổn thương não rất nặng nề. Vì vậy, biết cách xử trí ban đầu cho nạn nhân bị đuối nước là điều vô cùng quan trọng. Vậy đâu là các biện pháp sơ cấp cứu đúng cách với người bị đuối nước? Biện pháp nào để hạn chế tử vong do đuổi nước? BS Đỗ Tuấn Anh, Khoa Nhi, BV Bạch Mai cùng bàn luận câu chuyện này.
Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, Tổng cục Du lịch đã đề nghị Sở quản lý du lịch các địa phương kịp thời thông tin khi có vấn đề phát sinh, báo cáo công tác chỉ đạo, triển khai các hoạt động du lịch tại địa phương và kết quả phục vụ nghỉ lễ về Tổng cục Du lịch. Để tìm hiểu rõ hơn về những biện pháp nhằm quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo tâm lý an tâm cho du khách trong dịp nghỉ lễ, mời quí vị và các bạn nghe cuộc trao đổi giữa phóng viên Huyền Trang và ông Hà Văn Siêu – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch:
- Xây dựng cơ chế phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật.- Đa dạng các hình thức phổ biên pháp luật đến với người dân.- Ồ ạt xây dựng công trình trái phép chờ… tiền bồi thường.
Tiếp tục chương trình phiên họp 22, sáng nay, cho ý vào báo cáo Kết quả thực hiện giám sát chuyên đề “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”, Ủy ban TVQH đề nghị làm rõ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn của các đề xuất trong báo cáo giám sát theo Nghị quyết 30 của Kỳ họp bất thường lần thứ nhất. Bởi Nghị quyết 30 không phải là áp dụng biện pháp đặc thù một cách tùy tiện, không phải là hợp thức hóa sai phạm.
Gia Lai đang ở vào cao điểm mùa khô, nắng nóng kéo dài đã khiến nhiều diện tích rừng có nguy cơ cháy cao. Để chủ động phòng chống cháy rừng, các địa phương và chủ rừng trong tỉnh đã xây dựng và triển khai nhiều giải pháp.
Tết Nguyên đán và lễ hội xuân năm 2023 đang cận kề, tình trạng tài xế uống rượi bia, phóng nhanh vượt ẩu tiếp tục là vấn đề đáng lo ngại tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông. Những vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra những năm gần đây đều xuất phát từ việc uống rượu bia không làm chủ được tay lái. Đây là vấn đề gây bức xúc của toàn xã hội, bởi hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của nó. Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn Tuyên truyền pháp luật và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT (Bộ Công an) cùng bàn luận về vấn đề này.
- Người có uy tín trong đồng bào dân tộc tích cực tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật.- Bình đẳng giới và những tình huống từ thực tiễn.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Vương Quốc Campuchia.- Thủ tướng Phạm Minh Chính có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Hưng Yên.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban chỉ đạo Xây dựng các chuyên đề phân công cho Đảng đoàn Quốc hội.- Tổng thống Nga Putin bắt đầu cuộc họp báo lớn thường niên lần thứ 18.- Nhiều quốc gia áp đặt thêm các biện pháp hạn chế trong dịp nghỉ lễ cuối năm để ngăn chặn đà bùng phát của biến thể Omicron.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lên tiếng cảnh báo hoạt động ăn mừng kỳ nghỉ lễ sắp tới ở nhiều nước có thể “làm tăng ca mắc Covid-19, gây quá tải hệ thống y tế và dẫn tới thêm nhiều ca tử vong”, đồng thời đưa ra những báo cáo mới nhất đặc biệt lo ngại về tình trạng kháng vaccine, lây lan nhanh cả đối với những người đã tiêm đủ cũng như đã khỏi bệnh của biến chủng Omicron.
Trong cuộc sống hằng ngày, đồng bào dân tộc thiểu số, có một số hành vi, việc làm vi phạm pháp luật mà họ không hay biết. Chính vì vậy, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số rất cần được tăng cường đẩy mạnh, để từng bước nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân, hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật do không hiểu biết đầy đủ về pháp luật. Với ý nghĩa như vậy, năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1163 về “Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vận động đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2021”.
Đang phát
Live