Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là chính sách lớn, nhân văn nhưng thực tế triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, dẫn đến lãng phí lớn về nguồn lực. Đây là nội dung cần được đánh giá nghiêm túc và có giải pháp tháo gỡ kịp thời, hiệu quả.
Đồng bằng Sông Cửu Long là một trong những khu vực trọng điểm mà chính phủ Australia đã và đang quan tâm hỗ trợ, đồng hành cùng người dân Việt Nam để phát triển nông nghiệp bền vững. Thông qua Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR), 30 năm qua, chính phủ nước này đầu tư 243 dự án cho Việt Nam với tổng kinh phí hỗ trợ gần 160 triệu đô-la Australia, trong đó có ĐBSCL. Nhân chuyến thăm các dự án mà Australia đang hỗ trợ tại khu vực trọng điểm này, PV Đài TNVN có cuộc phỏng vấn ông Mark Tattersall, Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam về một số dự án nổi bật tại đây cũng như triển vọng hợp tác nông nghiệp giữa hai nước.
- Chuyên mục "Vươn khơi bám biển" - Phát triển nghề cá theo hướng bền vững- Kiến thức điều khiển tàu cá trong mùa mưa bão
Các kỹ năng xanh có vai trò rất quan trọng đối với thế hệ trẻ trong giai đoạn chuyển đổi xanh toàn cầu và cần được liên tục trau dồi trong thời gian tới. Đây là nhận định được đưa ra tại Diễn đàn “Hướng tới một tương lai bền vững: Kỹ năng xanh cho thanh niên” diễn ra sáng nay tại Hà Nội. Sự kiện do văn phòng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức, nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Thanh thiếu niên 12/08/2023.
“Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam-Nhật Bản” lần thứ 10 tại Hà Nội & “Triển lãm công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam” lần thứ 14 đã khai mạc tại Hà Nội do Công ty RX Tradex Việt Nam cùng Tổ chức Thúc đẩy Ngoại thương Nhật Bản (JETRO), VPĐD tại Hà Nội và Cục xúc tiến Thương mại (VIETRADE), Bộ Công Thương tổ chức. Đây là Triển lãm diễn ra hàng năm với mục tiêu thắt chặt mối quan hệ giao thương giữa các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản, đồng thời thúc đẩy ngành sản xuất, chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn. PV Xuân Lan thông tin:
Cách Hà Nội chưa đến 170 km, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La nằm trong vùng quy hoạch Khu du lịch quốc gia Mộc Châu với cảnh quan thiên nhiên phong phú, đa dạng, văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc. Đây chính là tiềm năng phát triển du lịch, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, thay đổi căn bản đời sống cho vùng đồng bào dân tộc nơi đây.
Tạm dừng cấp phép đóng mới tàu cá, kiểm soát chặt chẽ việc cấp giấy phép và hạn ngạch khai thác hải sản, xử lý nghiêm các tàu cá vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài…- Đây là những giải pháp đang được tỉnh Quảng Ngãi triển khai quyết liệt nhằm từng bước cơ cấu lại nghề cá phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo các yêu cầu hội nhập quốc tế, đồng thời nỗ lực gỡ thẻ vàng thủy sản của EU.
Đồng bằng sông Cửu Long - vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Không chỉ nổi tiếng là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước, ĐBSCL còn là trung tâm sản xuất thủy sản với 65% sản lượng và 60% giá trị xuất khẩu của cả nước. Với 28 địa phương giáp biển thì ĐBSCL có đến 7/13 tỉnh thành có ranh giới giáp biển, gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Đường bờ biển kéo dài từ Đông sang Tây có chiều dài trên 735 km, hơn 150 hòn đảo lớn nhỏ tạo ra thềm lục địa cho đánh bắt thủy sản gấp 2 lần đất liền. Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia. Hiện nay, hàng triệu ngư dân ĐBSCL đang sống nhờ vào nuôi trồng và khai thác biển, nhưng biển và ngư dân cũng đang đối diện với nhiều nguy cơ rủi ro từ biến đổi khí hậu, suy giảm hệ sinh thái, biến động của bất ổn kinh tế toàn cầu...đe doạ đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và sinh kế của chính họ. Phát triển kinh tế biển xanh chính là chìa khóa để ĐBSCL giữ biển mạnh giàu. Chuyên mục Mạnh giàu từ biển quê hương hôm nay với phóng sự “Kinh tế biển bền vững, bước đi từ tư duy kinh tế biển xanh” do nhóm PV Đài TNVN thực hiện.
“Làm thế nào các quốc gia có thể đồng thời duy trì tăng trưởng trong khi bảo vệ hành tinh này” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Giữa muôn vàn giải pháp, ý tưởng “kinh tế tuần hoàn” đang ngày càng trở nên phổ biến. Tại Thái Lan, trong kế hoạch phát triển mới nhất của mình, chính phủ nước này đưa ra mô hình “Nền kinh tế tuần hoàn - sinh học - xanh” (BCG) cho tương lai bền vững. Ngành du lịch Thái Lan được áp dụng mô hình kinh tế này một cách rõ nét nhất, trong đó có việc thiết lập một tiêu chuẩn mới cho du lịch có trách nhiệm.
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã xây dựng được một số hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho một số ngành nông nghiệp như chế biến thuỷ sản, bia, rượu, bao bì… và áp dụng mô hình sản xuất bền vững trong sản xuất cho một số ngành; Đồng thời, nâng cao nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân về việc sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc nhằm hiện thức hoá các mục tiêu mà Chương trình đề ra trong giai đoạn 2021-2030, qua đó, góp phần đưa mục tiêu phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
Đang phát
Live