Chiều nay 12/6, tại Hà Nội, Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người tổ chức Hội thảo xây dựng chính sách về các hoạt động tư vấn, vận động, lấy, điều phối, ghép mô tạng. Vấn đề được nhiều chuyên gia quan tâm là chi phí ghép tạng hiện nay vượt mức chi trả của nhiều gia đình bệnh nhân, nhất là với người bệnh nghèo. Do đó, cần có chính sách chi trả nhiều hơn để tăng số người được tiếp cận với kỹ thuật ghép tạng, kéo dài sự sống.
Trong bối cảnh Nhật Bản đang phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số và thiếu hụt nguồn lực lao động ngày càng nghiêm trọng, Chính phủ Nhật Bản nói chung và các địa phương của nước này nói riêng đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm thu hút lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam. Một trong những giải pháp quan trọng là xây dựng “Chế độ bảo hiểm y tế cho gia đình người lao động Việt Nam” lần đầu tiên được áp dụng tại tỉnh Yamanashi.
Các cơ sở y tế công lập ở tỉnh Gia Lai có nguồn thu chủ yếu đến từ quỹ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh từ nguồn bảo hiểm y tế (BHYT) đang gặp nhiều vướng mắc, dẫn đến hàng chục tỷ đồng vẫn bị kẹt lại.
Ngày 22/05, Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid quốc tế tại Việt Nam (AAV) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, Dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức chương trình khảo sát thực tế tại các làng nghề của Hà Nội và tọa đàm “Để lao động làng nghề tiếp cận an sinh xã hội”. Chương trình nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Chương trình truyền thông Những cống hiến thầm lặng năm 2024. Tại tọa đàm, các ý kiến cho rằng, một phần lý do họ chưa tham gia BHXH tự nguyện là do họ chưa hiểu rõ các chính sách của BHXH, thu nhập của họ cũng không cao; các thủ tục, cơ chế chính sách của BHXH chưa thật sự thông thoáng, thuận tiện, chưa hấp dẫn người dân. Hiện, những người tham gia BHXH tự nguyện mới có hai chế độ hưu trí và tử tuất. Để lao động tự do, lao động làng nghề tham gia vào hệ thống an sinh xã hội, tham gia BHXH tự nguyện thì cần có cơ chế đóng linh hoạt hơn; tăng quyền lợi cho người tham gia BHXH tự nguyện. Bên cạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người lao động về BHXH tự nguyện, cần hình thành quỹ hỗ trợ ban đầu khi lao động làng nghề tham gia BHXH tự nguyện.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự kiến được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa 15 đang diễn ra trong bối cảnh thực hiện cải cách chính sách tiền lương từ 1/7/2024. Đây là vấn đề được đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm với mong muốn Luật BHXH (sửa đổi) cần bảo đảm quyền lợi tối ưu cho người lao động trước và sau khi cải cách tiền lương.
Cần thiết kế chính sách BHXH hấp dẫn hơn để thu hút người lao động phi chính thức tham gia vào hệ thống bảo hiểm”. Đây là nhấn mạnh của các đại biểu tại Tọa đàm với chủ đề Giảm nguy cơ “lọt lưới an sinh” do Báo Kinh tế và Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án An sinh Xã hội Việt Nam tổ chức sáng 23/04, tại Hà Nội.
Tình trạng người sử dụng lao động vi phạm, trốn đóng BHXH đã ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi ích của người lao động, đặc biệt là công tác đảm bảo an sinh xã hội của đất nước. Do đó, quy định về xử lý việc chậm đóng bảo hiểm xã hội, cần có các biện pháp, chế tài đủ mạnh để phòng chống, xử lý tình trạng trốn, chậm đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm góp ý vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vừa qua.
Hàng trăm người dân phường Xuất Hóa, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn không khỏi hoang mang khi phát hiện dù đã đóng tiền BHYT 1 năm nhưng thời gian thụ hưởng thực tế trên hệ thống chỉ được 6 tháng. Vụ việc cần sớm được cơ quan chức năng địa phương vào cuộc làm rõ.
Giữ kịch bản đầu tư dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.- Cấm ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư.- Bất động sản khu công nghiệp tiếp tục củng cố vị thế 2024.
Thực hiện Quyết định số 1813 ngày 28/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Nghệ An đã triển khai nhiều giải pháp nhằm gia tăng tỷ lệ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản cá nhân (ATM). Bên cạnh những kết quả đạt được, phương thức chi trả này ít nhiều gây khó khăn cho đối tượng chính sách, đặc biệt người già khu vực nông thôn.
Đang phát
Live