Tại thành phố Đà Nẵng, từ đầu năm đến nay, số người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện hơn 22.300 người, tăng hơn 8.300 người so với cùng kỳ năm ngoái. Tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện góp phần ổn định cuộc sống của người lao động khi về già. Chính sách này cũng thể hiện sự chủ động của người lao động khi tự lo cho chính mình.
Tính thời điểm này của năm 2023, số người rút BHXH 1 lần đã là gần 900 nghìn người, gần gấp đôi so với mức trung bình hàng năm giai đoạn trước năm 2019. Chỉ tính riêng trong tháng 8 năm nay, ngành BHXH đã giải quyết cho hơn 114 nghìn người hưởng trợ cấp 1 lần, trong đó có gần 98 nghìn người nghỉ việc hưởng BHXH 1 lần. Đáng chú ý là xu hướng rút BHXH 1 lần vẫn đang tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước khoảng 12%. Thực tế cho thấy, nhóm đối tượng rút BHXH nhiều nhất là những lao động trẻ - một phần do áp lực về tài chính, sự thay đổi trong công việc, một phần do quan tâm nhiều đến nhu cầu trước mắt hơn là nhu cầu hưởng lương hưu khi về già. Nhưng theo đánh giá của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, việc người lao động hưởng BHXH một lần là thiệt thòi hơn rất nhiều so với việc bảo lưu thời gian đóng để được hưởng lương hưu sau này. Vì thế, dự thảo Luật BHXH – dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp khai mạc vào sáng nay – cũng được sửa đổi theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn để người lao động có thể cân nhắc kỹ lưỡng, tránh đưa ra những quyết định “lợi trước mắt, hại lâu dài”.
Những năm qua, tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có chiều hướng gia tăng. Tình trạng này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người tham gia, tác động cân đối nguồn quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, gây khó khăn cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động.
Bảo hiểm Y tế là chính sách an sinh xã hội mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, được Đảng, Chính phủ hết sức coi trọng. Thực tế, việc tham gia Bảo hiểm Y tế đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, nhất là những người có thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo, người mắc bệnh nặng, bệnh mãn tính.
Trước thực trạng nhiều đơn vị, doanh nghiệp chây ì đóng bảo hiểm xã hội, kiện ra toà án xử lý không hiệu quả, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đắk Nông đang lên phương án chuyển hồ sơ để xử lý hình sự một số đơn vị, doanh nghiệp.
Để đảm bảo an toàn cho người lao động yên tâm sản xuất, ngoài việc đảm bảo các điều kiện bảo hộ lao động, việc tham gia bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là lợi ích thiết thân của người lao động khi không may xảy ra tai nạn lao động. Nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay, tỷ lệ đóng vào Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của các nhóm lao động đang cào bằng như nhau, nên cần phân tỷ lệ đóng vào quỹ theo các mức độ nguy hiểm, rủi ro của nghề. Như vậy, quỹ bảo hiểm sẽ giúp ích được nhiều hơn và tạo được sự công bằng với các nhóm nghề. Vậy trên thực tế, trong thời gian qua, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã thực sự đồng hành với người lao động ra sao? Đây là nội dung chương trình Pháp luật và đời sống hôm nay.
Tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng, không chỉ tạo sức ép lớn lên hệ thống an sinh xã hội của nước ta, mà còn ảnh hưởng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Tại phiên họp 26 UBTVQH khi cho ý kiến Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, quy định về hưởng BHXH một lần là vấn đề lớn nhất trong sửa đổi Luật lần này. Để hạn chế rút BHXH một lần, cần có nhiều giải pháp, trong đó có việc giảm số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, hướng tới lộ trình giảm xuống còn 10 năm.
Chính sách Bảo hiểm Y tế ngày càng khẳng định vai trò quan trọng cũng như tính nhân văn trong đời sống. Đặc biệt, đối với người thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo, tấm thẻ Bảo hiểm Y tế đang là điểm tựa có ý nghĩa to lớn trong việc chia sẻ gánh nặng chi tiêu khi gia đình có người ốm đau, bệnh tật, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo...
Theo BHXH Việt Nam, đến năm 2025, sẽ có 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Bảo hiểm xã hội là một chính sách nhân văn, tham gia chính sách này người dân được hưởng nhiều quyền lợi, trong đó có khoản lương hưu hàng tháng khi hết tuổi lao động. Tại thành phố Đà Nẵng, nhiều hộ dân hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ sổ Bảo hiểm xã hội, góp phần giúp họ ổn định cuộc sống khi về già.
Đang phát
Live