
Do tác động của đại dịch Covid 19, nguồn cung dược liệu vào Việt Nam giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường dược phẩm nước ta. Do vậy các chuyên gia y tế cho rằng, với nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, đây chính là cơ hội thúc đẩy sản xuất các sản phẩm phục vụ con người từ hơn 5.100 loại cây dược liệu quý trong nước. Nếu như trước kia việc này gặp khó khăn thì nay, với hỗ trợ của công nghệ nano, việc khai thác các giá trị quý của dược liệu trong nước có thể thực hiện được. Điều này cũng phù hợp với Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2017. Song, vấn đề phải cần sự bắt tay của 3 nhà: Nhà nước – Nhà khoa học và doanh nghiệp. BTV Đài TNVN trò chuyện cùng dược sỹ Phan Kế Sơn, Trung tâm Vật liệu y dược tiên tiến, Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về nội dung này
- Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng - Gặp gỡ các gia đình CNVCLĐ tiêu biểu 2021
Luật trẻ em và bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.- Ca nhạc quốc tế.- Cuốn sách " Một chút trà, thêm chút sữa".- Chùa Trầm, địa chỉ đỏ của những người làm phát thanh.
Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới, với gần 70 triệu người dùng, chiếm khoảng 70% dân số. Trong đó 1/3 là người chưa thành niên và thanh niên ở độ tuổi từ 15 đến 24. Với đặc điểm lứa tuổi, khi tiếp cận với những thông tin xấu độc trên internet, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và để lại hậu quả nặng nề. Vậy bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng có được coi là vấn đề đáng báo động hiện nay hay không? Pháp luật đã có những biện pháp bảo vệ trẻ em như thế nào và cần hoàn thiện như thế nào trong thời gian tới? Luật sư Nguyễn Văn Tú, giám đốc Công ty luật Fanci, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội bàn luận về nội dung này:
Trẻ em là tương lai của đất nước, đến nay, toàn xã hội đã có nhận thức tốt hơn về việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Từ năm 2015, tháng 6 hàng năm được chọn là Tháng hành động vì trẻ em ở nước ta. Đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030, nhằm bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em, đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của nước ta. Những nỗ lực này được quốc tế đánh giá cao và cam kết đồng hành. Song, chính sách đúng là chưa đủ mà cần có hành động kịp thời, trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương và mỗi gia đình. Bởi cũng giống như các bậc phụ huynh, trẻ em trong bối cảnh hiện nay cũng dễ chịu nhiều rủi ro, tổn thương, mà ngay lúc này chính là những tác động của đại dịch COVID-19.
Bảo vệ và phát huy quyền trẻ em để trẻ phát triển toàn diện.- Triển vọng hâm nóng quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương qua Hội nghị thượng định Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) - Mỹ.- Bài viết thứ 2 trong loạt bài “Lá chắn 3 lớp phòng, chống dịch trên tuyến biên giới Việt Nam – Lào” với nhan đề “Quân - dân trên tuyến biên giới cùng chống dịch”.- Nhật ký Euro 2020.
Quản lý thị trường Hà Nội: liên tiếp phát hiện và tạm giữ hàng trăm bộ thử nhanh Covid-19 nghi nhập lậu.- Gia Lai phát hiện 2 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật giả mạo nhãn hiệu và hết hạn sử dụng.
- Những lưu ý về bão và áp thấp nhiệt đới cho ngư dân đánh bắt xa bờ - Chung tay bảo vệ môi trường biển
Không mất tiền đổ nhiên liệu, không cần “mỏi mắt” tìm chỗ đậu xe, lại thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe và hơn hết là an toàn trong thời kỳ dịch bệnh, xe đạp đang trở thành xu hướng đi lại “hot” nhất hiện nay. Nhân Ngày quốc tế xe đạp 03/06, Liên hợp quốc đặc biệt nhấn mạnh những giá trị linh hoạt và bền vững của việc đạp xe, một phương tiện giao thông bền vững, giá cả phải chăng, sạch và thân thiện với môi trường.
Sau mười năm thực hiện Chương trình Hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 – 2020, nước ta đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật và huy động mọi nguồn lực để trẻ em ngày càng được chăm lo, bảo vệ tốt hơn. Trong đó, Tháng Hành động vì trẻ em thường xuyên được tổ chức trong những năm qua cũng là một minh chứng về sự chung tay của toàn xã hội góp phần thực hiện các quyền trẻ em, thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Tuy nhiên, thực tế cho thấy bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, môi trường sống của trẻ em vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Vì vậy, ngày 07/1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 23 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021 – 2030. Mục tiêu của Chương trình nhằm bảo đảm thực hiện các quyền trẻ em, phát triển toàn diện trẻ em nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; tạo lập môi trường an toàn, lành mạnh và thân thiện, góp phần hoàn thành các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Và từ ngày hôm nay, 1.6, tháng Hành động vì trẻ em sẽ bắt đầu cùng nhiều hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ với chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”.
Đang phát
Live