
VOV1 - Một ngôi trường đặc biệt ở làng Phangane đang góp phần thay đổi những định kiến về giới. Ngôi trường Ajjibaichi Shaala, hay còn gọi là ngôi trường của những người bà, là nơi những phụ nữ cao tuổi tại Ấn Độ lần đầu tiên được học viết, học đọc.
Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024. Ban Thời sự (VOV1), Đài TNVN giành 2 giải A và giải C thể loại phát thanh.
Chiến dịch “Tô cam cùng TH 2024 – Đoàn kết hành động chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái” đang diễn ra trên khắp cả nước, với nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, thúc đẩy các hành động thiết thực thông qua việc đóng góp vào Quỹ hỗ trợ sinh kế cho nạn nhân của bạo lực giới. Với thông điệp “Chung tay vì hạnh phúc đích thực của phụ nữ và trẻ em Việt Nam”, chiến dịch năm nay tiếp nối thành công của chương trình từ các năm trước, đồng thời mở rộng quy mô và tăng cường các hoạt động xã hội.
Sáng nay (29/11), Hội nghị Bộ trưởng phụ nữ ASEAN lần thứ 5 với chủ đề "Hướng tới một xã hội hòa nhập thông qua lồng ghép giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ" được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Hội nghị do Bộ Phúc lợi Xã hội, Cứu trợ và tái định cư Myanma chủ trì, với sự tham dự của Bộ trưởng/trưởng đoàn phụ trách lĩnh vực phụ nữ của 10 nước thành viên ASEAN. Đoàn đại biểu Đông Timo tham gia hội nghị với tư cách quan sát viên. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan làm trưởng đoàn tham dự hội nghị tại đầu cầu Hà Nội. Ghi nhận của phóng viên Hà Nam
Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong việc thúc đẩy bình đẳng giới. Mặc dù, hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới của Việt Nam liên tục được hoàn thiện, cũng như sự vào cuộc của các cấp, các ngành nhằm ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng bạo lực gia đình, bảo vệ người phụ nữ, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực, thế nhưng trên thực tế bạo lực gia đình vẫn đang hàng ngày, hàng giờ ở nhiều nơi trong xã hội. Để tiến tới bình đẳng giới bền vững, ngăn chặn hậu quả và dần tiến tới xoá bỏ các hành vi bạo lực gia đình rất cần có thêm những giải pháp đột phá từ chính sách pháp luật đến hành động trong thực tiễn của toàn xã hội. Đây cũng là nội dung được đề cập trong bài viết thứ 3 và cũng là bài viết cuối trong loạt bài “Đấu tranh cho bình đẳng giới: Không chỉ vì phụ nữ” với nhan đề: Bình đẳng giới – Cần những hành động và chính sách thiết thực hơn”.
Ở bài 1, chúng tôi đã đề cập “Những cuộc hôn nhân chan đầy nước mắt” từ sự bất bình đẳng giới trong gia đình, cho thấy để người phụ nữ dám thay đổi, dám lên tiếng thì ngoài nhận thức của phụ nữ thì phải thay đổi suy nghĩ và hành vi của nam giới, coi đây là vấn đề của nam giới và trách nhiệm của nam giới chứ không chỉ kêu gọi nam giới “động lòng” hay “thông cảm”. Từ thực tế này, Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã triển khai nhiều mô hình, dự án phòng ngừa bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. Trong bài 2 của loạt bài “Đấu tranh cho bình đẳng giới: Không chỉ vì phụ nữ”, chúng tôi gửi đến quý vị và các bạn bài viết với nhan đề “Dám đấu tranh, dám thay đổi”.
Mặc dù những năm qua, thế giới đã có nhiều tiến bộ về bình đẳng giới, thế nhưng bạo lực gia đình với phụ nữ vẫn tồn tại từ lâu ở nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, bạo lực gia đình với phụ nữ vẫn diễn ra dưới nhiều hình thức cả về thể xác và tinh thần. Phần lớn người phụ nữ, nhất là những người phụ nữ truyền thống, phụ nữ vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa nhẫn nhịn chịu đựng, chấp nhận bị bạo hành, không dám lên tiếng, cuộc sống chìm trong nỗi đau bạo hành. Cần phải đấu tranh để thay đổi bình đẳng giới cùng những hành động và chính sách thiết thực hơn, Đây cũng là nội dung được chúng tôi phân tích trong loạt bài “Đấu tranh cho bình đẳng giới: không chỉ vì phụ nữ”. Chương trình hôm nay, mới quý vị và các bạn bài cùng nghe bài 1 có nhan đề “Những cuộc hôn nhân chan nước mắt”.
Trong các ngày từ 19-21/11/2024, tại thủ đô Bangkok (Thái Lan), Ủy ban Kinh tế và Xã hội Liên hợp quốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UN-ESCAP) và Cơ quan Phụ nữ LHQ (UN-Women) đồng tổ chức Hội nghị cấp Bộ trưởng châu Á – Thái Bình Dương đánh giá 30 năm thực hiện Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (BPFA), với sự tham dự của 1.200 đại biểu đến từ 51 quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà làm trưởng đoàn.
Sáng nay (15/11), tại Hà Nội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”. Tham dự buổi Lễ có đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam; đồng chí Trung tướng Lê Văn Tuyến, Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, đại diện Lãnh đạo các bộ, ngành cơ quan trung ương, Lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội một số địa phương, các vị Đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và hơn 800 đại biểu thuộc các đơn vị của lực lượng Công an nhân dân. Ghi nhận của phóng viên Hà Nam
Chiều 01/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về Bình đẳng giới năm 2024. Đây là giải báo chí đầu tiên về bình đẳng giới được tổ chức tại Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực thúc đẩy bình đẳng giới thông qua vai trò của báo chí truyền thông.
Đang phát
Live