Những ngày gần đây, mạng xã hội xôn xao những phiên livestream bán hàng trên các ứng dụng với doanh thu lên đến hàng chục, thậm chí cả trăm tỷ đồng một phiên. Đây cũng là 1 trong những nội dung thu hút sự quan tâm của các đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7. Thực hư về livestream bán hàng thu tiền tỷ một phiên như thế nào? Với hình thức kinh doanh thương mại điện tử, cần phải làm thế nào để quản lý được chất lượng các sản phẩm theo hình thức kinh doanh này? Doanh nhân Tuấn Hà, Tổng giám đốc Công ty Vinalink, chuyên gia trong lĩnh vực thương mại điện tử cùng bàn luận câu chuyện này.
Thời gian qua, việc livestream bán hàng trên các nền tảng xã hội càng gia tăng, nhiều phiên livestream với doanh thu được công bố cực lớn. Bên cạnh những băn khoăn về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đựoc bán trong các phiên livestream, việc thất thu thuế ở nhóm đối tượng này cũng là vấn đề mà nhiều người dân băn khoăn. Bộ Tài chính cho rằng, livestream bán hàng trên mạng xã hội phát sinh doanh thu, có thể phát sinh thu nhập nên phải chịu sự điều chỉnh của quy định pháp luật về thuế, chịu sự giám sát của cơ quan quản lý thuế.
Bán hàng trên nền tảng mạng xã hội giúp CLB Phụ nữ khởi nghiệp ở Tháp Mười - Đồng Tháp tiếp cận thị trường- Năm Giáp Thìn 2024 – kỳ vọng bứt tốc- Biến nhựa thành chổi quét nhà - người dân Campuchia thực hiện sứ mệnh giảm rác thải
Tiếp nối thành công của năm 2022, Tháng Khuyến mại Hà Nội 2023 được tổ chức từ ngày 27/10 đến 30/11 tại các Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng, điểm bán hàng của các doanh nghiệp tại Hà Nội. Sự kiện nhằm kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm dịch vụ, kết nối các nhà sản xuất với hệ thống kênh phân phối, doanh nghiệp với người tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn Hà Nội.
Một máy bán hàng tự động phân phối các thiết bị y tế và nhiều loại thuốc men cơ bản vừa được thiết lập tại một góc thuộc khu phố ở quận Brooklyn của Thành phố New York. Đây là máy bán hàng tự động vì sức khỏe cộng đồng đầu tiên của Thành phố New York, cung cấp dịch vụ 24/7 để mọi người dân có thể tiếp cận với nguồn cung cấp y tế miễn phí một cách kịp thời.
Sáng 18/4, tại Hà Nội, diễn ra Diễn đàn thương mại điện tử Việt Nam. Đây là hoạt động thường niên do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức tại Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Năm nay, với chủ đề “Smart-Ecommerce”, sự kiện thu hút sự tham gia của gần 2.000 cá nhân, doanh nghiệp Thương mại điện tử nội địa và thương mại điện tử xuyên biên giới.
- Cần nhiều giải pháp bảo vệ người tiêu dùng trên không gian mạng
Mạng xã hội đang là kênh được nhiều đối tượng lợi dụng để rao bán, quảng cáo, khuyến mại nhiều hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, điện tử... Và không khó để mua một món hàng, thậm chí là “hàng hiệu” giá rẻ trên mạng xã hội. Truy cập vào các trang mạng xã hội, những livestream quảng cáo bán hàng online luôn ở vị trí top và có có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người xem trực tiếp. Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo về những hành vi quảng cáo sai sự thật khiến tiền mất, tật mang nhưng nhiều người vẫn cả tin và trở thành nạn nhân. Câu hỏi đặt ra là: Vì sao livestream, quảng cáo bán hàng trên mạng xã hội lại bát nháo, thật giả lẫn lộn như hiện nay? Và để có thể quản lý các hình thức mua bán hàng online, trong đó có livestream một cách hiệu quả thì pháp luật cần phải có những quy định cụ thể như thế nào? Luật sư Lê Xuân Lộc, Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn T&G cùng bàn luận về nội dung này.
Ngay sau khi Hà Nội công bố đánh giá cấp độ dịch trong phòng chống Covid-19 vào chiều qua (25/12), nhiều quận ở cấp độ 3 (màu cam) tại Thủ đô đã thông báo áp dụng các biện pháp hành chính tương ứng, nhằm siết chặt công tác phòng, chống dịch, trong đó có hạn chế hoạt động tập trung đông người; cửa hàng ăn, uống chỉ được bán mang về, đóng cửa trước 21h hàng ngày.
Dịch COVID-19 khiến các giao dịch truyền thống giảm, ngược lại, hoạt động mua bán trên mạng xã hội ngày càng bùng nổ kéo theo đó là các đối tượng lập nhiều tài khoản Facebook, Zalo… chụp ảnh sản phẩm, phát hình trực tiếp (livestream) và đăng bài quảng cáo về sản phẩm không đúng với bản chất hàng hoá, mập mờ về tác dụng. Mặc dù các cơ quan chức năng đã cảnh báo về những hành vi quảng cáo sai sự thật khiến người mua tiền mất, tật mang nhưng vì sao nhiều người vẫn cả tin và trở thành nạn nhân? Vì sao tình trạng bát nháo này vẫn tồn tại? Công tác quản lý hoạt động mua bán hàng online, trong đó có livestream làm sao cho hiệu quả? Pháp luật cần phải có những quy định cụ thể nào? Khách mời là Luật sư Lê Xuân Lộc, Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn T&G – người đã có 20 năm kinh nghiệm xử lý các vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ sẽ cùng bàn luận về nội dung này.
Đang phát
Live