An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người dân mà còn có tác động lớn tới phát triển kinh tế, thương mại, an sinh xã hội. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tình trạng nhập lậu, thực phẩm không bảo đảm an toàn hay các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm tại các khu công nghiệp, các bếp ăn tập thể, các bệnh viện, trường học còn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Sáng nay, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị “Phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn”. Hội nghị nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và những vấn đề đặt ra trong công tác phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn; thảo luận về các giải pháp phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn, hoàn thiện chuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩm…
Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị “Phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn”. Hội nghị nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và những vấn đề đặt ra trong công tác phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn; thảo luận về các giải pháp phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn, hoàn thiện chuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩm…
Chia sẻ với những mảnh đời khó khăn của các bệnh nhân nghèo và thân nhân phải nuôi người bệnh kéo dài, nhiều nhà hảo tâm, nhóm từ thiện đã đến các bệnh viện lớn ở TP.HCM phát những suất ăn miễn phí. Mặc dù các hoạt động xuất phát từ tâm, song không thể không đề phòng về an toàn thực phẩm. Điều này đặt ra phương án quản lý thực phẩm từ thiện, tránh để những sự việc đáng tiếc xảy ra đối với sức khỏe người bệnh.
Kỳ họp HĐND thành phố Hồ Chí Minh khóa 10 mới đây đã thông qua nghị quyết về việc thành lập Sở An toàn thực phẩm thành phố và chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/2024. Đây được đánh giá là bước đi kịp thời, cần thiết trong tiến trình cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí MinhVấn đề dư luận quan tâm là việc xây dựng một cơ quan chuyên môn nhằm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm có giúp ngăn chặn, giải quyết dứt điểm tình trạng mất an toàn thực phẩm hay không? Những bất cập, rào cản trong hoạt động phối hợp liên ngành về lĩnh vực an toàn thực phẩm có được khắc phục triệt để ?
Thức ăn đường phố với các tiện ích nhanh, gọn, rẻ chính là lựa chọn của nhiều người lao động, học sinh, sinh viên hoặc những người có thu nhập thấp, trung bình,... Thế nhưng, đằng sau dịch vụ ăn uống này lại tồn tại nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Sự phối hợp, chung tay vào cuộc của các ngành chức năng, ý thức của người kinh doanh, người tiêu dùng là rất cần thiết trong nỗ lực đẩy lùi các vụ ngộ độc thực phẩm
Từ đầu năm đến nay, toàn quốc ghi nhận 57 vụ ngộ độc thực phẩm làm 864 người mắc và 13 trường hợp tử vong. Đáng chú ý xuất hiện ngộ độc do Clostridium Botulium - là loại độc tố rất hiếm gặp trước đây. Bên cạnh đó, các vụ ngộ độc tập thể, ngộ độc trong gia đình do ăn uống, sử dụng rượu vẫn diễn ra tại không ít địa phương. Về công tác quản lý, các ngành chức năng tiến hành kiểm tra hàng vạn đơn vị sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, trong đó xử phạt hàng nghìn trường hợp vi phạm. Tại cuộc họp Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì diễn ra mới đây đã yêu cầu, cần tiếp tục phát huy vai trò của các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và đặc biệt là vai trò của chính quyền cấp xã, phường trong công tác quản lý lĩnh vực này.
Trước kiến nghị của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam mới đây về tăng cường các biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu các sản phẩm gia cầm như thời gian qua để bảo vệ sản xuất trong nước, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, việc kiểm soát thịt gia cầm nhập khẩu vào Việt Nam có sự kiểm tra, giám sát của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu và kiểm soát chặt chẽ khi nhập khẩu.
Tết Trung thu đang cận kề, đây cũng là thời điểm một số tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tăng cao, đưa bánh Trung thu nhập lậu, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xứ ra thị trường tiêu thụ. Thực hiện Kế hoạch số 218 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu, cao điểm diễn ra từ ngày 28/8 đến 5/10, các đoàn kiểm tra đã và đang tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh trung thu trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã. Nhằm đảm bảo quyền lợi và sức khoẻ người tiêu dùng, các lực lượng chức năng đã ra quân thanh kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm dịp Tết Trung thu.
Nửa đầu năm nay, nước ta đã xảy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm , trong đó phải kể đến một số vụ việc nghiêm trọng như ngộ độc Botulium do ăn mắm, bánh mỳ chả nhiễm khuẩn tại TP HCM khiến 1 người tử vong, 5 người phải nhập viện thở máy. Sau khi ăn cá chép muối chua, 10 người tại Quảng Nam cũng bị ngộ độc Botulium khiến 1 người tử vong, những người còn lại phải sử dụng thuốc giải độc đắt đỏ từ nguồn viện trợ của Tổ chức Y tế thế giới. Bên cạnh đó, cả nước cũng liên tục ghi nhận các vụ ngộ độc rượu, ngộ độc nấm rừng hay ngộ độc do ăn uống tập thể.... ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tiền bạc của người dân. Chưa bao giờ, cụm từ an toàn vệ sinh thực phẩm lại trở thành mối quan tâm hàng đầu như hiện nay khi những vụ việc ngộ độc thực phẩm tại khắp các địa phương trở nên ngày càng phổ biến. Vậy có giải pháp nào để người dân có thể tiếp cận thực phẩm an toàn, tránh các nguy cơ ngộ độc, nhất là trong mùa hè, mùa mưa bão hiện nay? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này với khách mời là TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.
Đang phát
Live