Hơn 3 tháng kể từ khi xung đột Israel - Hamas bùng phát, khói lửa vẫn tiếp diễn tại dải Gaza. Xung đột có nguy cơ lan rộng khi xuất hiện nhiều điểm nóng mới. Quân đội Mỹ đã thực hiện đợt không kích quy mô lớn nhằm hàng loạt mục tiêu ở Irắc và Xyri có liên quan đến Iran và các lực lượng vũ trang được Iran hậu thuẫn nhằm đáp trả vụ tấn công tại Jordan khiến 3 binh sĩ Mỹ thiệt mạng gần đây. Trước động thái cứng rắn này từ phía Mỹ, các nước Iraq, Syria và Iran đã lên án các đợt không kích này, cáo buộc Washington phá hoại sự ổn định của khu vực. Tình hình hiện tại cho thấy xung đột Israel - Hamas đang đánh dấu bước leo thang căng thẳng nguy hiểm mới, đẩy Trung Đông vào vòng luẩn quẩn của bạo lực, đe dọa an ninh toàn khu vực, làm đình trệ chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như đà phục hồi mong manh của kinh tế thế giới. Thông điệp răn đe của Mỹ khi tập kích mục tiêu Iran ở Iraq và Syria liệu có đẩy xung đột lan rộng khắp Trung Đông?
Israel đã gửi đề xuất thông qua hai nước trung gian hòa giải trong cuộc xung đột Israel - Hamas là Qatar và Ai Cập. Theo đó, Israel đồng ý tạm dừng chiến dịch quân sự trong 60 ngày để đổi lấy việc Hamas trả tự do cho 136 con tin còn lại mà lực lượng này đang giam giữ. Bên cạnh đó, đề xuất của Israel cũng bao gồm việc rút các lực lượng của nước này ra khỏi các khu vực dân cư chính ở Dải Gaza và dần đưa người Palestine trở lại khu vực phía Bắc của vùng lãnh thổ này, nơi họ đã buộc phải di dời theo yêu cầu trước đó của Israel. Hiện lực lượng Hamas vẫn chưa phản hồi về đề xuất của Israel, nhưng những nội dung trong đề xuất vẫn được dư luận quốc tế đặc biệt chú ý bởi hé lộ một số thay đổi trong cách tiếp cận của Israel. Thậm chí, một số người kỳ vọng đề xuất này nếu được Hamas chấp nhận sẽ là một bước ngoặt trong cuộc xung đột kéo dài hơn 3 tháng qua tại Trung Đông.
Israel đang chịu một sức ép ngày một lớn từ cả trong nước lẫn quốc tế, nhằm đảm bảo an toàn cho các con tin bị Hamas bắt giữ, ngừng bắn tại dải Gaza và thúc đẩy giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột rộng lớn hơn giữa Israel và Palestine. Tuy nhiên, Thủ tướng Israel vẫn đang giữ vững quan điểm, bác bỏ mọi sức ép, làm dấy lên lo ngại về một cuộc xung đột lan rộng “vượt tầm kiểm soát”.
Tiếp tục nỗ lực ngoại giao con thoi tại Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm qua (10/01) đã tới Bờ Tây và hội kiến Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas nhằm thúc đẩy tầm nhìn cho dải Gaza thời hậu chiến, trong đó bao gồm các bước cụ thể hướng tới một Nhà nước Palestine trong tương lai.
Trong suốt những ngày qua, thường xuyên xảy ra các vụ pháo kích tại khu vực biên giới giữa lực lượng Hezbollah ở Liban và quân đội Israel khiến xung đột không chỉ dừng lại ở Dải Gaza mà đang ngày một lan tới cả Liban. Các diễn biến mới này khiến dư luận không khỏi quan ngại về nguy cơ leo thang xung đột ở khu vực.
Xung đột giữa Israel và Hamas đang có nguy cơ vượt ra bên ngoài dải Gaza hơn bao giờ hết, bởi sự leo thang căng thẳng mới đây giữa Israel và phong trào Hezbollah của Liban, sự đối đầu nguy hiểm giữa Mỹ và đồng minh với lực lượng Houthi Yemen ở biển Đỏ. Để ngăn kịch bản tồi tệ xảy ra, Ngoại trưởng Mỹ Antony John Blinken đã phải có chuyến công du Trung Đông lần thứ 4 trong vòng 3 tháng.
Hôm qua (24/12), Ai Cập đã đưa ra một đề xuất mới về thỏa thuận trao đổi con tin tại Dải Gaza, theo đó lực lượng Hamas sẽ thả 40 người Israel bị giam giữ để đổi lấy lệnh ngừng bắn kéo dài 14 ngày. Nếu được thông qua, đây sẽ là tia hy vọng mới cho cuộc khủng hoảng nhân đạo vốn đang rất trầm trọng tại Dải Gaza.
Sớm nhất trong ngày hôm nay (18/12), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ tiến hành bỏ phiếu về đề xuất yêu cầu Israel và Hamas cho phép viện trợ nhân đạo tiếp cận Dải Gaza thông qua đường bộ, đường biển và đường hàng không, đồng thời thiết lập cơ chế giám sát phân bổ hàng viện trợ của Liên hợp quốc. Cộng đồng quốc tế đang rất trông đợi một nghị quyết sẽ sớm được thông qua trong bối cảnh Liên hợp quốc mới đây cảnh báo về nguy cơ mất an ninh trật tự trên Dải Gaza.
Hôm qua tiếp tục là một ngày đẫm máu trên dải Gada khi giao tranh giữa Israel và lực lượng Hamas mở rộng ra cả những khu vực được xác định là “vùng an toàn”. Qatar, nước trung gian hoà giải chính cho cuộc xung đột, thừa nhận triển vọng về một lệnh ngừng bắn tiếp theo đang giảm dần khi cả Israel và Hamas đều tuyên bố sẵn sàng cho một trận chiến lâu dài.
Khi cuộc xung đột Nga – Ukraina vẫn đang ở thế bế tắc sau gần 2 năm, châu Âu – khu vực chịu tác động lớn nhất của cuộc xung đột đang đứng trước thách thức lớn về duy tinh thần đoàn kết nội khối để tiếp tục thể hiện sự ủng hộ Ukraina “cho đến khi nào còn cần thiết” như lãnh đạo châu Âu từng nhiều lần khẳng định. Châu Âu đã trải qua những bất đồng liên quan đến câu chuyện khí đốt, rồi ngũ cốc nhập khẩu từ Ukraina…, nhưng khi việc ủng hộ cho Ukraina cả về tài chính và quân sự kéo dài trong thời gian không hạn định, việc xử lý các bất đồng này sẽ không đơn giản khi các thành viên theo đuổi những lợi ích khác nhau.
Đang phát
Live