BRICS kêu gọi tăng cường đối thoại ngoại giao và sẵn sàng đóng góp vào nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Nga-Ukraine. Đây là tuyên bố của Tổng thống Nam Phi – nước chủ nhà Hội nghị nghị thượng đỉnh lần thứ 15 nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS đang diễn ra tại thành phố Johannesburg.
Ngày 14/7, các cuộc giao tranh ác liệt tiếp tục được ghi nhận diễn ra tại thủ đô Khắc-tum (Khartoum) và nhiều bang khác của Xu-đăng (Sudan), giữa một bên là quân đội Sudan và một bên là Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF). Thực tế đáng lo ngại này cho thấy cuộc xung đột đẫm máu đã bước sang tháng thứ 4 tại Sudan, vẫn chưa có dấu hiệu sớm hạ nhiệt và kết thúc.
Mỹ vừa thông báo gói hỗ trợ quân sự mới trị giá 800 triệu đôla cho Ucraina, đặc biệt trong đó có bom chùm- loại vũ khí đã bị cấm tại 123 quốc gia. Đây là một bước ngoặt lớn trong sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ucraina trong bối cảnh hôm nay cũng đánh dấu tròn 500 ngày nổ ra cuộc xung đột tại quốc gia Đông Âu. Quốc tế đã ngay lập tức có phản ứng, đồng thời bày tỏ lo ngại về bước đi mạo hiểm này của Mỹ.
Ngày 3/7 vừa qua, Israel đã bất ngờ triển khai chiến dịch quân sự lớn nhất trong hơn 20 năm qua tại thành phố Giê-nin ở Bờ Tây, nơi trên danh nghĩa do chính quyền Palestine kiểm soát. Phía Israel đã huy động hàng ngàn binh sĩ cùng hàng trăm phương tiện và máy bay không người lái với mục tiêu theo lời Thủ tướng Nê-tan-ny-a-hu là “chống lại các cứ điểm khủng bố”. Các vụ xung đột từ đầu năm nay tại khu vực Bờ Tây đã khiến 24 người Israel thiệt mạng, trong khi con số nạn nhân phía Palestine là hơn 140. Tuy nhiên, chiến dịch quân sự quy mô lớn của Israel lần này có nguy cơ đẩy xung đột giữa hai bên lên nấc thang nguy hiểm, làm suy yếu những nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc giảm căng thẳng ở các vùng lãnh thổ Bờ Tây, trong đó có bảo vệ dân thường Palestine.
Hôm nay (29-6), các nhà lãnh đạo của 27 quốc gia thành viên EU tham dự Hội nghị thượng đỉnh tại Brussels với một loạt vấn đề nóng của khối như vấn đề an ninh châu Âu, việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine, chính sách di cư đang gây nhiều chia rẽ giữa các thành viên.
Ngày 20/06, trả lời các nhà báo sau cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao các nước thuộc Tổ chức Hiệp Hiệp ước An ninh tập thể, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố, nếu NATO phản đối việc đóng băng cuộc xung đột ở Ucraina, thì "hãy để họ chiến đấu".
Bất chấp lệnh ngừng bắn 7 ngày có hiệu lực từ hôm qua (4/5), giao tranh ở Sudan vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Liên hợp quốc, các cường quốc khu vực và thế giới đang gia tăng áp lực với các bên liên quan nhằm chấm dứt chiến sự và cho phép hỗ trợ nhân đạo tiếp cận hàng triệu thường dân bị mắc kẹt.
Giao tranh bùng phát trở lại ở Sudan vào cuối ngày hôm qua bất chấp thoả thuận ngừng bắn mới đạt được do Mỹ và Saudi Arabia làm trung gian. Nhiều quốc gia đang gấp rút sơ tán công dân của mình trong bối cảnh xung đột tiếp tục leo thang.
Xin không hoàn thành nhiệm vụ để được tinh giản biên chế, cần xem xét và đánh giá cho phù hợp.- Dự án biến gạo thành nhựa phát thải thấp góp phần hồi sinh ở Fukushima sau thảm hoạ hạt nhân.- Người già ở riêng - hoá giải xung đột gia đình.- Đảng viên trẻ Thòng Cỏn Phúc, dân tộc Tày, ở thôn Tân Sơn, xã miền núi Sông Bình, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, người đã “biến” vùng đất hoang hóa sinh trái ngọt.
Hôm nay (24/2) đánh dấu tròn 1 năm Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ucrai-na. Nhìn lại 1 năm qua, cuộc xung đột đã tác động mọi mặt đến toàn cầu, từ chính trị - an ninh cho đến an ninh năng lượng - lương thực... “Tròn 1 năm là thời điểm tốt để các bên nhận ra rằng, các mục tiêu chiến lược đều không thể đạt được nếu tiếp tục cuộc chiến. Chỉ có ngoại giao là con đường duy nhất để có thể kết thúc cuộc xung đột này”.
Đang phát
Live