Cô Đỗ Thị Hồi, giáo viên trường Tiểu học Lạc Hòa 1, xã Lạc Hòa, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã dành trọn thời gian, tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục ở vùng biên giới biển, vùng đồng bào dân tộc thị xã Vĩnh Châu. Cô Hồi là giáo viên đã gắn hạnh phúc của mình với niềm vui của những thế hệ học trò ở xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Sự quyết tâm cho sự nghiệp trồng người, cô vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025, dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển.- Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyển thăm chính thức Cộng hòa Chile, Cộng hòa Peru và tham dự APEC 2024.- Trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và tuyên dương nhà giáo, cán bộ Quản lý giáo dục tiêu biểu năm 2024.- Xuất khẩu cá tra đạt hơn 1 tỷ 500 triệu USD.- Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó với diễn biến bão Man-yi.- Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Tổng thống Brazil Lula da Silva khẳng định cam kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) diễn ra tại Braxin vào đầu tuần tới.- Ấn Độ tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa siêu vượt âm tầm xa đầu tiên, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phát triển vũ khí công nghệ cao của quốc gia này.
Tổng bí thư Tô Lâm làm việc với lãnh đạo thành phố Hải phòng về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ 13 của Đảng, việc triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.- Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra chủ trì trọng thể lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường sang thăm chính thức Cộng hòa Peru với nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Hai nhà lãnh đạo thống nhất nhiều biện pháp thúc đẩy hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Peru.- Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại các địa phương.- Thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tháng 10 tăng gần 4 lần lên mức 257 tỷ đô la so với năm ngoái.- Hơn 800 triệu người mắc bệnh tiểu đường trên toàn cầu. Ngày Thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường năm nay hướng đến “Phá vỡ rào cản, thu hẹp khoảng cách”.
Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Lan toả niềm tự hào Việt Nam.- "Xanh hóa" ngành dệt may: Nền tảng cho sự phát triển bền vững.- Sản xuất xanh để thâm nhập bền vững vào thị trường châu Âu.
Sáng nay (12/11), tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Chương trình Gala 15 năm ngành Công Thương thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.
Những năm gần đây tại tỉnh Quảng Bình, thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp và gây thiệt hại nặng nề hơn. Đợt mưa lũ vừa qua gần chạm mốc cơn lũ lịch sử năm 2020, người dân vùng trũng tỉnh Quảng Bình đã chủ động ứng phó, phòng tránh từ sớm, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng nay, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật gồm: Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Thảo luận tại tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh việc sửa luật lần này cần cân nhắc kỹ lưỡng và theo phương châm không cầu toàn, không nóng vội.
Trước một số ý kiến đề xuất không nên đánh thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với sản phẩm phân bón vì ảnh hưởng tới doanh nghiệp và người nông dân, các chuyên gia thuế đã phản biện lại ý kiến này là chưa đúng. Đại diện Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đều cho rằng cấp thiết chuyển phân bón sang chịu thuế GTGT 5% vì tương lai lâu dài của ngành nông nghiệp, giúp nông sản Việt bắt kịp yêu cầu quốc tế.
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định vàphát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Trong hai chương trình trước chúng tôi đã phát sóng hai phần của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” với mong muốn góp thêm tiếng nói nhằm hoàn thiện hơn văn bản pháp lý quan trọng này, để tập trung, phát huy tối đa sức mạnh nguồn lực cho đầu tư vào ngành điện, để phát triển thị trường điện cạnh tranh minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Chương trình hôm nay sẽ phát sóng phần 3 của loạt bài với nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia” .
“Dứt khoát không để thiếu điện trong bất cứ hoàn cảnh nào”. Đảm bảo điện trong bối cảnh phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh thì điện không chỉ “đủ” mà còn phải an toàn, ổn định và phát triển bền vững, đáp ứng tiêu chí “xanh” theo các cam kết hội nhập. Bài 3 - cũng là bài cuối của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” có nhan đề “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để hiện thực hoá mục tiêu chuyển đổi xanh gắn với an ninh năng lượng quốc gia”. Bài viết sẽ điểm ra một số lát cắt nhỏ trong các vấn đề lớn đang còn tồn tại, cần thiết phải bổ sung, chỉnh sửa để thấy vẫn còn nhiều việc phải hoàn thiện trong việc sửa đổi toàn diện Luật Điện lực, nhằm hiện thực hoá “mục tiêu kép”: chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng.
Đang phát
Live