
Hiện nay, nước mặn đang xâm nhập nhanh và sâu, bao phủ gần hết địa bàn tỉnh Bến Tre. Chính quyền và người dân địa phương đang tích cực ứng phó.
Chủ trị Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 2/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn chứng số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng nay (28/2) về hoạt động xuất nhập khẩu 2 tháng đầu năm, với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 96,06 tỷ USD và cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu 2,82 tỷ USD. Từ thực tế hoạt động xuất nhập khẩu 2 tháng giảm so với cùng kỳ, người đứng đầu ngành Công Thương yêu cầu các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài cần phải nắm bắt được xu hướng chính sách của nước sở tại để đề xuất phản ứng chính sách kịp thời.
- Nhiều thách thức với nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc - Rừng tự nhiên bị phá, chính quyền xã đổ cho nghỉ Tết nên giữ rừng lỏng lẻo - Huyện Yên Bình, Yên Bái – đẩy mạnh chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp - Nông nghiệp bền vững: Sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn
Võ sư Nguyễn Thị Thanh Loan sinh năm 1947 theo đuổi võ thuật từ rất sớm, năm 1967, khi mới 20 tuổi bà đã được đích thân vị sáng tổ môn phái Aikido phong đai đen quốc tế nhất đẳng. Hơn 50 năm dạy võ, nhưng bước ngoặt lớn nhất đó là từ năm 2005, khi bà được ngành thể thao TP.HCM giao đảm trách môn Aikido cho 1 lớp học gần 20 em khiếm thị tại Trung tâm Thể thao quận 3. Sau một thời gian dạy võ cho trẻ khuyết tật, võ sư Thanh Loan nhận thấy các em chỉ học võ, học bơi để có sức khỏe, để có thể tự lo cho bản thân vẫn chưa đủ. Vì thế bà đã mở lớp dạy bơi, dạy tiếng Việt, tiếng Anh, Toán, chơi đàn và múa hát cho các em. Nhiều người cho rằng những việc bà làm là điều không tưởng. Nhưng, bằng tình thương yêu, sự kiên trì, nhẫn nại võ sư Thanh Loan đã làm nên những điều kỳ diệu. Nhiều trẻ đã trở nên tự tin hơn, hòa nhập tốt hơn với cuộc sống. Những việc làm ý nghĩa của võ sư Nguyễn Thị Thanh Loan hiện là Chi hội trưởng Chi hội Tâm lý Giáo dục “Aikido Thế giới là yêu thương” tại Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang tạo sức lan tỏa về tình yêu thương trong cộng đồng. Và bà là 1 trong 10 cá nhân được vinh danh tại Lễ trao giải thưởng “Tình nguyện Quốc gia năm 2022” do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.
Khởi nghiệp nông nghiệp không hề dễ dàng khi phụ thuộc nhiềuvào các yếu tố ngoại cảnh. Đó là thực tế suốt bao đời. Ngày nay, chúng ta đangchứng kiến sự thay đổi trong lĩnh vực này, khi có sự hỗ trợ của công nghệ. Cáchoạt động sáng tạo-khởi nghiệp nông nghiệp đang ngày càng nhiều, mang lại lợiích thiết thực cho kinh tế xã hội. Câu chuyện khởi nghiệp của Hồ Xuân Vinh - đồng sáng lập Công ty TNHH ABACA Việt Nam,với muối dược liệu Nanosalt, Giải nhất cuộc thi "Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh" năm 2022 là ví dụ góp phần khẳng định thực tế này. Chuyên gia khởi nghiệp Nguyễn ĐứcTùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam - khách mời trong chương trình, sẽ hỗ trợ các bạn phát triển sản phẩm tốt hơn, đồng thời có nhiều lời khuyên cho cộng đồng Start-Up lĩnh vực nông nghiệp.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Sau 4 năm thực thi, hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường CPTPP tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu và xuất siêu. Qua đó, đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch covid- 19 cũng như các tác động khác của kinh tế thế giới. Tuy nhiên sau 4 năm thực thi Hiệp định CPTPP, cũng đã bộc lộ nhiều thách thức. Đồng thời, với các diễn biến mới từ thị trường CPTPP, doanh nghiệp cần nắm vững hơn các cam kết từ Hiệp định này, để tận dụng tốt hơn những lợi thế từ hiệp định. Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công Thương cùng bàn luận về câu chuyện này.
Tranh cãi Lì xì Tết - lộc may mắn đầu năm hay cái nợ?- Người sáng tạo ra bút màu từ rau củ an toàn với trẻ nhỏ ở Nhật Bản.- Hòa mình vào không khí lễ hội với những âm thanh rộn ràng của cồng chiêng- xoang, thưởng thức văn hóa ẩm thực và hòa mình vào không khí đón Tết cỏ truyền rất đặc trưng của bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum.- Ông Đinh Minh Nhật, người cha nuôi của mái ấm Giuse, nơi thắp lên tương lai cho hàng trăm số phận trẻ thơ mồ côi, cơ nhỡ.
Chủ tịch nước gặp mặt nguyên cán bộ cấp cao nghỉ hưu tại các tỉnh, thành khu vực miền Trung nhân dịp đón Xuân Quý Mão.-Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Phú Yên -Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, chúc Tết ngư dân; gia đình chính sách và người lao động khó khăn tại Quảng Bình-Hoạt động XNK, XNC qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam-Trung Quốc chính thức được khôi phục sau 3 năm gián đoạn do ảnh hưởng của Covid 19.-Công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng năm 2022 có nhiều đột phá quan trọng và thuyết phục.-Mỹ và Liên minh châu Âu đã bước qua đỉnh lạm phát.-Giới đầu tư lạc quan về sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế thế giới, sau khi Trung Quốc chấm dứt các chính sách hạn chế do dịch COVID-19.-Ukraina áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 119 người, trong đó có nhiều người nổi tiếng trong lĩnh vực văn hóa ở Nga.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 tăng 6 - 6,5% theo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được Quốc hội thông qua (ngày 12/11/2021), việc đảm bảo điện là vô cùng quan trọng. “Giải pháp đảm bảo điện trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi, thích ứng an toàn với covid-19: Những vấn đề đặt ra” – là nội dung được chúng tôi bàn luận cùng ông Võ Quang Lâm - Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Đến thời điểm này, biến thể Omiron đã xuất hiện tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam dù chưa ghi nhận ca nhiễm Omiron nào, nhưng với sự lây lan nhanh chóng của biến thể mới này, nhất là khi một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã ghi nhận những ca nhiễm đầu tiên, việc Omicron xâm nhập vào Việt Nam có lẽ chỉ là câu chuyện “một sớm, một chiều”, dù chúng ta đã áp dụng một số biện pháp để ngăn chặn khả năng này. Khi mới xuất hiện, Omicron đã khiến thế giới chao đảo bởi những nhận định về sự nguy hiểm của biến thể này. Nhưng khi đã có một “độ trễ” thời gian nhất định, có thể thấy các quốc gia đang bình tâm trở lại để nhận diện một cách rõ nét hơn về biến thể virus mới, từ đó có cách ứng phó thích hợp. Đây cũng là bài toán mà Việt Nam sẽ phải đối mặt, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ về “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Các chuyên gia trong nước và quốc tế phân tích rõ hơn Việt Nam nhận diện và ứng phó như thế nào với biến thể Omicron.
Đang phát
Live