- Vững bước dưới cờ Đảng quang vinh, Vùng 5 Hải quân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tây Nam của Tổ quốc.- Bảo vệ môi trường biển từ những hành động nhỏ.- Những khuyến cáo ngư dân Việt Nam cần làm gì khi bị lực lượng chức năng nước ngoài kiểm soát.
- Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) khuyến cáo khách hàng khi mua căn hộ chung cư condotel.- Kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận sự phục hồi ấn tượng.- Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn 450 tỷ đồng tại Nhiệt điện Hải Phòng.
- Cần cơ chế minh bạch cho hoạt động cho vay trực tuyến.- Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc chuyển đổi các dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam sang hình thức đầu tư công.- Xử lý nghiêm cơ sở sản xuất nước uống đóng bình không đảm bảo an toàn vệ sinh ở Hải Phòng.- Cơ hội cho kinh tế Mỹ phục hồi.- EVFTA- Những vấn đề đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam.- Pháp tìm cách giải quyết rác thải y tế hậu đại dịch Covid-19.
- Thực trạng và giải pháp khắc phục việc buông lỏng quản lý các cơ sở sản xuất nước tinh khiết đóng bình sau khi lực lượng chức năng phát hiện việc sản xuất nước tinh khiết từ mương nước thải ở Hải Phòng.- Việt Nam luôn là thành viên chủ động và có trách nhiệm tham gia các quy định, công ước của Liên hợp quốc, trong đó có các quy định tiêu chuẩn quốc tế về lao động.- Triều Tiên cắt đường dây liên lạc với Hàn Quốc: Căng thẳng leo thang.- Để doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt cơ hội EVFTA.- Ngành hàng không tận dụng trí tuệ nhân tạo để đối phó với dịch bệnh Covid-19.
- Ngành ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, đồng hành cùng doanh nghiệp.- Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cơ hội từ Hiệp định EVFTA.- TPHCM: Tìm lời giải cho bài toán phát triển nhà ở.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng mai (8/6/2020), Quốc hội Biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-FTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-IPA). Theo kế hoạch, sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua và Chính phủ Việt Nam hoàn tất các thủ tục cuối cùng, EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020. Với những cam kết của hiệp định, EVFTA được đánh giá là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, EVFTA mang lại những cơ hội gì cho đất nước, cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong chương trình với 2 vị khách mời là: Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công thương.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, sáng mai (8/6/2020), Quốc hội Biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-FTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Việt Nam và một bên là Liên minh Châu Âu và các nước thành viên Liên minh Châu Âu (gọi tắt là hiệp định EV-IPA). Theo kế hoạch, sau khi được Quốc hội Việt Nam thông qua và Chính phủ Việt Nam hoàn tất các thủ tục cuối cùng, EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020. Với những cam kết của hiệp định, EVFTA được đánh giá là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, EVFTA mang lại những cơ hội gì cho đất nước, cho nền kinh tế, cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam? Đây cũng là nội dung được bàn luận trong chương trình với 2 vị khách mời là: Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương và ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công thương.
- Thưởng thức trà sen Hà Nội – Nét văn hóa kết nối quá khứ và hiện tại.- Sách về chủ đề chống phân biệt chủng tộc rơi vào tình trạng cháy hàng. Tại sao lại có hiện tượng này?- Ghé thăm 40 bản đồ khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên chất liệu gốm rất độc đáo ở tỉnh Bình Dương.
- Kiên quyết cho phá sản các dự án không thể tái cơ cấu, giảm bớt thiệt hại cho Nhà nước. Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình tại phiên họp chuyên đề của Ban chỉ đạo xử lý 12 dự án yếu kém thuộc ngành Công Thương.- Việt Nam công bố thêm hai bộ kit chẩn đoán Covid-19 được lưu hành tại Châu Âu.- Liên quan đến dự thảo thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các dịch vụ khác có giá trị nhỏ (Mobile Money), Ngân hàng Nhà nước khẳng định, chỉ những tài khoản di động đã được định danh mới có thể sử dụng để mở tài khoản tiền di động.- Tòa án Malaysia sẽ đưa ra phán quyết đối với cựu Thủ tướng Najib Razak vào ngày 28/7 tới. Đây sẽ là bản án đầu tiên trong số các cáo buộc mà ông Najib phải đối mặt liên quan vụ bê bối Quỹ đầu tư nhà nước Malaysia.- 8 tỷ 800 triệu USD đã được huy động cho lộ trình phát triển vaccine giúp các nước nghèo nhất thế giới - kết quả từ Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Liên minh vaccine và tiêm chủng toàn cầu.
Theo nhận định của các nhà khoa học thì thế kỷ này là thế kỷ của biển và đại dương, trong bối cảnh tiến ra biển với các chiến lược biển quốc gia đầy tham vọng và xu thế của thế giới đang “lấy đại dương nuôi đất liền” thì việc nhận diện một “Việt Nam biển” và vị trí của biển đối với chiến lược phát triển kinh tế đất nước rất quan trọng. Do vậy, vấn đề bảo vệ biển và đại dương đang được nước ta chú trọng đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp như hiện nay. Đây cũng là nội dung được nêu ra trong “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm 2020, Chương trình Môi trường và Phát triển hôm nay chúng tôi có chuyên đề: Nhiều giải pháp trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.
Đang phát
Live