Mặc dù được triển khai từ năm 2021, nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang gặp những vướng mắc, bất cập, khiến các địa phương khó triển khai dự án, giải ngân nguồn vốn.
Sáng nay, với 93% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Đấu thầu (sửa đổi). Việc này kỳ vọng sẽ giúp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đấu thầu mua thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế. Luật đấu thầu (sửa đổi) cũng bỏ quy định về lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt. Cũng trong sáng nay, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
Hôm nay (30/5), Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng tổ chức Chương trình “Hội đồng Nhân dân với cử tri” lần thứ tư của HĐND thành phố khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026. Các kiến nghị của cử tri gửi đến chương trình tập trung vào 3 nhóm vấn đề là thực hiện Luật cư trú khi sổ hộ khẩu không còn hiệu lực; Tình hình đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố; Công tác vệ sinh môi trường, quản lý trật tự đô thị, đảm bảo mỹ quan đô thị.
Sáng nay (17/4), tại thành phố Kon Tum, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Chương trình Cà phê Doanh nghiệp- Doanh nhân nhằm tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, doanh nhân trong hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh tại địa phương.
Sau dịch bệnh COVID -19, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn vay để khôi phục sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, đến nay, nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM vẫn khó tiếp cận vốn vay ngân hàng và nếu vay được thì lãi suất cũng rất cao.
Sau thời gian thực hiện mô hình "3 tại chỗ" từng áp dụng khá thành công tại một số khu công nghiệp trên địa bàn các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang nhưng nhiều doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam gặp khó khăn khi thực hiện. Nhiều cuộc họp giữa các cơ quan chức năng và đại diện doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng nhằm gỡ vướng, giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất. Theo nhiều chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là DNNVV, quy mô doanh nghiệp, năng lực sản xuất, nhu cầu sử dụng lao động khác nhau, các ngành chức năng cần xây dựng, ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn phòng dịch để doanh nghiệp áp dụng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.
Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, khi vốn đầu tư công tăng lên 1% sẽ đóng góp cho tăng trưởng GDP thêm 0,06 điểm phần trăm. Do đó, giải ngân vốn đầu tư công đang được Chính phủ coi là một trong “5 mũi giáp công” để phục hồi kinh tế trong năm nay. Tuy nhiên, tiến độ giải ngân đang khá chậm, khi hết 6 tháng mới đạt trên 30%. Một trong những “điểm nghẽn” chính lại nằm ở khâu đền bù, giải phóng mặt bằng khiến nhiều dự án bị chậm tiến độ. Vậy nguyên nhân của tỉnh trạng này là gì?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi “sổ đỏ”) được coi là chứng chỉ, thừa nhận sở hữu lâu dài của Nhà nước cho giá trị tài sản lớn nhất của người dân. Thực tế thực thi pháp luật về đất đai ở nhiều địa phương đã cho thấy, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vấn đề mang tính kinh tế-xã hội nhưng cũng rất phức tạp về mặt pháp lý và bộc lộ nhiều hạn chế, làm nảy sinh những tranh chấp, sai phạm trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy những hạn chế đó là gì? Làm sao để giải quyết dứt điểm để tránh phát sinh tranh chấp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật?
Đang phát
Live