
Theo dự kiến, ngày 9/8/2023, Hội đồng tiền lương Quốc gia cùng với các cơ quan liên quan xem xét, đánh giá thực trạng, mức độ sản xuất kinh doanh, tình hình sản xuất của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, thu nhập của người lao động… Qua đó sẽ tính toán có điều chỉnh mức lương tối thiểu vào năm 2024 hay không; nếu điều chỉnh tăng thì ở mức nào. Vấn đề tăng lương tối thiểu vùng đã đặt ra những năm gần đây nhưng chưa thực sự cải thiện chất lượng cuộc sống người lao động như mong đợi. Với đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ngay từ đầu năm 2024 tới, người lao động kỳ vọng và mong mỏi điều gì? Chính sách điều chỉnh lương tối thiểu vùng tăng thế nào cho hợp lý, hợp tình? TS Phạm Thị Thu Lan, Phó Viện trưởng Viện Công nhân Công đoàn, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Mưa lớn kéo dài khiến hơn 100 nhà dân ở huyện Mường La, tỉnh Sơn La bị ảnh hưởng, sập đổ, sạt lở tà luy, đá lăn vào nhà... Cấp uỷ, chính quyền và người dân địa phương đang nỗ lực khắc phục thiên tai, sơ tán dân, di dời tài sản trong điều kiện trời mưa, địa hình phức tạp, chia cắt hết sức khó khăn.
Ca sĩ Đông Hùng cùng dự án âm nhạc The 30?, kỷ niệm 10 năm ca hát- Nữ bác sỹ dành cả tuổi thanh xuân gắn bó với vùng cao Hồng Ngài, Sơn La- Điểm các sự kiện đời sống quốc tế trong tuần.
Mường La là huyện miền núi của tỉnh Sơn La, có nhiều sông suối, ao hồ nước sâu, những cơn mưa bất chợt khiến cho lũ ở các sông suối lên nhanh, kéo theo tình trạng lũ ống, lũ quét rất nguy hiểm. Từ đầu mùa mưa đến nay, liên tiếp những vụ đuối nước xảy ra, việc phòng, chống tai nạn thương tích, đặc biệt là phòng chống đuối nước cho trẻ em có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp các em có kỳ nghỉ hè an toàn, bổ ích.
Bản sắc văn hóa truyền thống: Nguồn lực để phát triển du lịch vùng cao - Lớp học đặc biệt của trẻ lớp 1 ở Sàng Ma Sáo
Một con đường rộng mở, nhà văn hoá khang trang, sinh kế mới hiệu quả... không còn là ước mơ, mà giờ đây nó đã trở thành hiện thực với nhiều người dân ở vùng khó Sơn La. Đây là kết quả bước đầu sau gần 2 năm triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021- 2030.
Đồng bằng sông Cửu Long - vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Không chỉ nổi tiếng là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất cả nước, ĐBSCL còn là trung tâm sản xuất thủy sản với 65% sản lượng và 60% giá trị xuất khẩu của cả nước. Với 28 địa phương giáp biển thì ĐBSCL có đến 7/13 tỉnh thành có ranh giới giáp biển, gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang. Đường bờ biển kéo dài từ Đông sang Tây có chiều dài trên 735 km, hơn 150 hòn đảo lớn nhỏ tạo ra thềm lục địa cho đánh bắt thủy sản gấp 2 lần đất liền. Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai quan trọng về chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia. Hiện nay, hàng triệu ngư dân ĐBSCL đang sống nhờ vào nuôi trồng và khai thác biển, nhưng biển và ngư dân cũng đang đối diện với nhiều nguy cơ rủi ro từ biến đổi khí hậu, suy giảm hệ sinh thái, biến động của bất ổn kinh tế toàn cầu...đe doạ đến an ninh lương thực, an ninh nguồn nước và sinh kế của chính họ. Phát triển kinh tế biển xanh chính là chìa khóa để ĐBSCL giữ biển mạnh giàu. Chuyên mục Mạnh giàu từ biển quê hương hôm nay với phóng sự “Kinh tế biển bền vững, bước đi từ tư duy kinh tế biển xanh” do nhóm PV Đài TNVN thực hiện.
Thời gian qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo, nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Yên Bái về công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai ngày càng gia tăng, góp phần giảm tỷ lệ sinh con thứ 3.
Tháng 5/2023, nhiều tiểu thương tại chợ Vũng Tàu đã hai lần gửi đơn kiến nghị dừng tăng mức thu giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng theo quyết định 02/2019 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tuy nhiên, đến tháng 6 và tháng 7/ 2023, mức thu này vẫn áp dụng, nhiều quầy sạp phí tăng gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần. Buôn bán ế ẩm khiến nhiều tiểu thương có ý định bỏ chợ.
Là vùng có đông dân cư là người dân tộc thiểu số K’ho, kinh tế khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhưng nhờ sớm thay đổi nhận thức, mạnh dạn tiếp cận và áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất và đời sống, chăm chỉ làm ăn, cộng với sự quan tâm hỗ trợ, đầu tư của Đảng và Nhà nước, xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng đã nhanh chóng thoát nghèo, trở thành vùng đất giàu tiềm năng và phát triển.
Đang phát
Live