
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng - Trưởng đoàn Việt Nam vừa tham dự Diễn đàn Chính trị cấp cao về phát triển bền vững của Liên hợp quốc (HLPF) - trình bày Rà soát quốc gia tự nguyện (VNR) thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững năm 2023 của Việt Nam và làm việc với các cơ quan Chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp, quỹ đầu tư, tập đoàn lớn của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy hợp tác đổi mới sáng tạo và công nghệ; nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và thu hút nguồn lực về xây dựng trung tâm tài chính quốc tế; xúc tiến và thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao. Báo cáo rà soát quốc gia tự nguyện (VNR) về thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG) năm 2023 của Việt Nam, do Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tại Diễn đàn đã khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò là thành viên có trách nhiệm, đóng góp tích cực vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. PV Xuân Lan thông tin:
Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bắc Cạn cần tập trung phát triển 2 lĩnh vực đột phá là kinh tế rừng và phát triển du lịch.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.- Bão số 1 đang diễn biến nhanh và có thể là cơn bão mạnh.- Các địa phương đang khẩn trương sơ tán dân khỏi các vùng nuôi trồng thủy sản, khu vực trũng thấp.- TPHCM đang tiến sát đỉnh dịch tay chân miệng, khi chỉ trong 1 tuần qua đã ghi nhận thêm hơn 1.600 ca.- Anh chính thức tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).- Mỹ- Nhật - Hàn lần thứ 2 trong năm nay tập trận phòng thủ tên lửa, gia tăng động thái ứng phó trước Triều Tiên.- Kho vũ khí của Hải quân Thái Lan bị đánh cắp hơn 400.000 băng đạn.
Ngành công nghiệp thời trang toàn cầu ước tính có giá trị 3 nghìn tỷ đôla, góp 2% GDP thế giới. Tuy nhiên, song hành với sự phát triển đó, ngành dệt may cũng chiếm tới 8 – 10% lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu, cùng hàng trăm triệu tấn rác thải ra môi trường. Đây cũng chính là chủ đề Hội nghị thượng đỉnh thời trang toàn cầu vừa diễn ra tại thủ đô Copenhague, Đan Mạch nhằm thúc đẩy một tương lai bền vững hơn cho ngành công nghiệp thời trang.
Nhiều năm qua, cứ vào chính vụ là nhiều loại trái cây như: bơ, thanh long, xoài…ở Bà Rịa- Vũng Tàu gặp tình trạng thương lái từ chối thu mua. Để thoát khỏi điệp khúc “được mùa mất giá”, ngành nông nghiệp tỉnh này đang vận động nông dân thay đổi tư duy canh tác và tăng cường liên kết chuỗi sản xuất. Đồng thời, về lâu dài, tỉnh thực hiện quy hoạch vùng trồng để nông dân ổn định sản xuất.
Dù tuổi cao, sức khỏe đã giảm sút nhưng những cựu thanh niên xung phong vùng cao Bắc Kạn vẫn nỗ lực, phát huy truyền thống thanh niên xung kích năm xưa trên mặt trận phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Quy hoạch phát triển tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm hướng đến xây dựng, phát triển tỉnh Lào Cai trở thành một cực tăng trưởng và trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam của Trung Quốc, phù hợp với với quan điểm, chủ trương phát triển chung của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và cả nước, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại của vùng và cả nước. Lào Cai cần có những giải pháp nào để trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế của vùng và khu vực?PV Xuân Lan thông tin:
Tại nhiều xã vùng cao, biên giới Sơn La, có những y, bác sỹ từ miền xuôi lên công tác đã giành cả tuổi thanh xuân của mình để theo đuổi giấc mơ chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số. Con đường đến với những bệnh nhân nghèo vùng cao luôn gập ghềnh, gian khó, song họ đã luôn cố gắng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình với mong muốn đồng bào dân tộc có một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Tại thành phố Hải Phòng diễn ra Đối thoại biển lần thứ 11 với chủ đề “Hoạt động vùng xám: Thúc đẩy hay cản trở trật tự trên biển”. Chương trình do Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Anh tại Việt Nam và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung tổ chức, có sự tham gia của hơn 150 đại biểu (trực tiếp và trực tuyến), trong đó gần 20 diễn giả là các chuyên gia uy tín từ 14 quốc gia trên thế giới.
Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị có công suất 1.200MW được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đồng ý cho Công ty Điện lực Quốc tế Thái Lan làm chủ đầu tư vào năm 2013. Sau 10 năm được cấp chủ trương đầu tư, do gặp nhiều khó khăn, Bộ Năng lượng Thái Lan thống nhất dừng triển khai dự án. Hiện nay, Công ty Điện lực Quốc tế Thái Lan đang làm các thủ tục chấm dứt dự án này. Người dân trong vùng dự án này đang trong tình trạng “đi thì dở, ở không xong” vì vướng quy hoạch suốt nhiều năm qua.
Mặc dù được triển khai từ năm 2021, nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang gặp những vướng mắc, bất cập, khiến các địa phương khó triển khai dự án, giải ngân nguồn vốn.
Đang phát
Live