
“Làm thế nào các quốc gia có thể đồng thời duy trì tăng trưởng trong khi bảo vệ hành tinh này” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Giữa muôn vàn giải pháp, ý tưởng “kinh tế tuần hoàn” đang ngày càng trở nên phổ biến. Tại Thái Lan, trong kế hoạch phát triển mới nhất của mình, chính phủ nước này đưa ra mô hình “Nền kinh tế tuần hoàn - sinh học - xanh” (BCG) cho tương lai bền vững. Ngành du lịch Thái Lan được áp dụng mô hình kinh tế này một cách rõ nét nhất, trong đó có việc thiết lập một tiêu chuẩn mới cho du lịch có trách nhiệm.
Chiều nay, Bộ Y tế tổ chức Lễ khai giảng lớp bác sỹ chuyên khoa cấp 1, lớp 6 do Quỹ Thiện Tâm, Tập đoàn Vingroup tài trợ. Đây là hoạt động đào tạo bác sỹ cho 22 huyện khó khăn thuộc 04 tỉnh miền núi phía Bắc thuộc Dự án 585 “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)”
Sau gần 3 năm triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã xây dựng được một số hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho một số ngành nông nghiệp như chế biến thuỷ sản, bia, rượu, bao bì… và áp dụng mô hình sản xuất bền vững trong sản xuất cho một số ngành; Đồng thời, nâng cao nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân về việc sản xuất và tiêu dùng bền vững. Tuy nhiên, cũng còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc nhằm hiện thức hoá các mục tiêu mà Chương trình đề ra trong giai đoạn 2021-2030, qua đó, góp phần đưa mục tiêu phát thải ròng về 0 vào năm 2050.
# Cùng với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng luôn chủ động triển khai thực hiện tốt các biện pháp công tác biên phòng, tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương. Đồng thời tập trung mọi nguồn lực, đẩy mạnh đối ngoại nhân dân, kêu gọi tài trợ giúp người dân vùng biên hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới, làm cho bộ mặt nông thôn biên giới ngày càng ổn định và phát triển, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết quân dân, xây dựng biên cương ngày càng giàu đẹp.
Sáng nay (24/7), UBND TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã lập đoàn kiểm tra các quán cà phê có dấu hiệu vi phạm trật tự xây dựng và đã được yêu cầu khắc phục, tại khu vực ven biển thuộc phường 1 và phường 5 mà phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) phản ánh.
Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu luôn xem công tác đền ơn đáp nghĩa là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Do vậy, các hoạt động chăm lo cho gia đình thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng… luôn được các cấp các ngành trong tỉnh quan tâm. Những việc làm đầy trách nhiệm và tình nghĩa đã tạo thành nét đẹp trong đời sống, tri ân sâu sắc sự hy sinh, đóng góp to lớn của các gia đình chính sách, người có công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Hôm nay 23/7, tại khu vực biển Hồ Tràm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tổ chức nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn trong chương trình “Dấu ấn hè 2023”.
Kỷ niệm 100 năm hoạt động của chiếc đầu máy xe lửa nổi tiếng Flying Scotman.- Gia đình - Điểm tựa cho phụ nữ vùng cao tham gia hoạt động xã hội.- Nghệ nhân Nguyễn Văn An - Người lưu giữ những điệu dân ca của dân tộc Sán Dìu.
Sáng nay 20/7 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, chủ tịch Hội đồng điều phối vùng đồng bằng Sông Hồng chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng đồng bằng Sông Hồng lần thứ nhất. Cùng dự có Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng các bộ: Kế hoạch và đầu tư, Xây dựng, Công thương, Thông tin và truyền thông, Khoa học công nghệ, Tài nguyên môi trường. Các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành TW và địa phương.
Vùng Đông Nam Bộ gồm TP.HCM và các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu có vị trí, vai trò quan trọng, là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp 32% GDP và 45% tổng thu ngân sách cả nước. Đây là đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước với hạt nhân là đô thị đặc biệt TP.HCM, là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, có sức hút và lan tỏa lớn của Vùng và cả nước. Tuy nhiên hiện nay Vùng Đông Nam bộ đang phát triển chậm lại và rất cần có các cơ chế chính sách vượt trội, cụ thể hóa Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị để có thể tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu.
Đang phát
Live