
Ngoại trưởng Ngoại giao 6 quốc gia châu Âu là Đức, Pháp, Italia, Ba Lan, Anh và Tây Ban Nha vừa nhóm họp và đưa ra Tuyên bố chung: cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga; đồng thời khẳng định châu Âu sẵn sàng gánh vác gánh nặng viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine trong trường hợp Mỹ cắt giảm hỗ trợ sau quá trình chuyển giao quyền lực của Nhà Trắng. Tuyên bố đưa ra trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ là Donald Trump sẽ có cách tiếp cận khác biệt so với Tổng thống đương nhiệm Joe Biden khi ông tiếp quản Nhà trắng. Tuy vậy, liệu châu Âu với tiềm lực của mình có khả năng “lấp chỗ trống” của Mỹ khi mà từ trước tới nay Mỹ là quốc gia ủng hộ lớn nhất cho Ukraine?
Truyền thông Mỹ dẫn lời một số quan chức cấp cao của chính phủ cho biết, Tổng thống Joe Biden lần đầu tiên chấp thuận cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công vào lãnh thổ Nga. Thông tin này làm “nóng” các trang báo quốc tế trong 24 giờ qua. Nếu Nhà Trắng xác nhận, đây sẽ là sự đảo ngược chính sách đáng kể của Mỹ, bởi trước đó dù đã cung cấp cho Ukraine loại vũ khí này nhưng Washington vẫn hạn chế Ukraine sử dụng vì lo ngại phản ứng dữ dội từ phía Nga sẽ khiến xung đột leo thang mất kiểm soát. Báo chí châu Âu cũng thông tin, Anh và Pháp cũng có hành động tương tự như Mỹ. Việc Mỹ và đồng minh “bật đèn xanh” nới lỏng hạn chế Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa được cho sẽ tác động đáng kể đến các diễn biên xung đột Nga – Ukraine và quan hệ phương Tây với Nga.
Trong bối cảnh sau khi ông Donald Trump đã chiến thắng thuyết phục để trở thành tổng thống Mỹ, Thủ tướng Slovakia Robert Fico vừa lên tiếng bày tỏ nghi ngờ về hiệu quả sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine.
Những “chuyến thăm vì Ukraine” đang và sẽ được lãnh đạo châu Âu tiến hành trong những ngày tới, để trấn an nước này về những cam kết hỗ trợ quân sự “không lay chuyển” trong bối cảnh chiến sự leo thang và sự “không rõ ràng” của Mỹ khi Tổng thống đắc cử Đô-nan Trăm sắp trở lại Nhà Trắng.
Liên minh châu Âu (EU) đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng trong việc điều chỉnh sự hỗ trợ khi các nhà lãnh đạo EU bày tỏ lo ngại về việc chỉ duy trì hỗ trợ cho Ucraina (Ukraine) trong cuộc xung đột hiện nay.
Nga và Ukraine vừa đưa ra những tuyên bố tranh cãi về việc trao đổi tù binh chiến tranh giữa hai nước; Tổng thống Ukraine tỏ rõ sự không hài lòng khi đồng minh phương Tây không hành động trước những diễn biến mới; Nga cảnh báo Mỹ về chiến tranh thế giới thứ 3 là những diễn biến đáng chú ý mới nhất về cuộc xung đột.
Ngày 25/10, Tổng thống Andrzej Duda tuyên bố, Ba Lan sẽ không chuyển giao vũ khí mới cho Ukraine, bao gồm xe tăng, pháo tự hành, bệ phóng tên lửa và máy bay tấn công hạng nhẹ mà nước này đã đặt hàng từ các nhà sản xuất Hàn Quốc cho Quân đội Ba Lan.
Lãnh đạo các nước Mỹ, Anh, Pháp và Đức hôm qua (18/10) ra thông cáo chung kêu gọi chấm dứt ngay lập tức xung đột tại Ga-da (Gaza) và khẳng định duy trì ủng hộ dành cho Ucraina (Ukraine) với khoản vay dự kiến lên tới 50 tỷ đô la Mỹ.
Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã ký một thỏa thuận an ninh song phương tại cuộc họp của Hội đồng châu Âu tại Brussels.
Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến đến Đức vào cuối tuần này trong chuyến thăm cấp nhà nước và dự Hội nghị thượng đỉnh về hỗ trợ quân sự cho Ukraine được tổ chức tại căn cứ quân sự Mỹ ở thành phố Ramstein của Đức.
Đang phát
Live