
VOV1 - Những ngày qua, căng thẳng và rạn nứt giữa hai bờ Đại Tây Dương - giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu đã trở thành tâm điểm của dư luận thế giới, mà “nút thắt” là cuộc chiến tại Ukraine và vai trò của các bên liên quan.
VOV1 - Bộ trưởng ngoại giao và một cố vấn cấp cao của Nga sẽ có cuộc gặp với các quan chức Mỹ tại Saudi Arabia vào ngày 18/2 để thảo luận về việc khôi phục quan hệ và khởi động các cuộc đàm phán có thể chấm dứt xung đột ở Ukraine.
VOV1 - Ngày 15/12, trên tài khoản cá nhấn, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk ( Đô-nan Tút-x-cơ) đã thúc giục các quốc gia châu Âu xây dựng kế hoạch hành động khẩn cấp của riêng khối này đối với Ukraine, nếu không các cường quốc trên thế giới sẽ có thể quyết định số phận của châu Âu.
VOV1 - Cả Nga và Ukraine xác nhận đều đang tăng cường liên lạc với các quan chức Mỹ, để tìm hướng đi kết thúc cuộc xung đột kéo dài 3 năm qua. Tổng thống Ukraine lần đầu lên tiếng về khả năng đàm phán trực tiếp với Tổng thống Nga Putin.
VOV1 - Ngày 26/1, Thủ tướng Slovakia Fico tuyên bố, Ukraine sẽ khó có thể trở thành thành viên của NATO và sẽ phải đối mặt với những thách thức đáng kể khi gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
VOV1 - Ngày 25/1, Tổng thống Maia Sandu đã có chuyến thăm Kiev và gặp Tổng thống Ukraine Zelensky để thảo luận về vấn đề an ninh và năng lượng, đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ của Moldova với Ukraine.
Tại cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine tại Căn cứ không quân Ramstein của Đức, các nước phương Tây đã cam kết cấp thêm lượng vũ khí lớn, tổng giá trị khoảng 2 tỷ USD cho Ukraine, với hy vọng giúp nước này có được ưu thế trên chiến trường và một vị thế tốt trong các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sắp nhậm chức, với những lo ngại từ đồng minh về sự hỗ trợ của cường quốc số 1 cho Ukraine sẽ sụt giảm.
Từ ngày 1/1/2025, Nga chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho châu Âu qua Ukraine, khi thỏa thuận trung chuyển 5 năm giữa hai nước hết hạn, đánh dấu sự kết thúc thời kỳ thống trị thị trường khí đốt châu Âu của Nga. Theo giới quan sát, diễn biến này đang tạo áp lực lên nhiều quốc gia châu Âu, ảnh hưởng lớn đến đời sống không ít người dân khu vực, nhất là khi xung đột Nga-Ukraine đã trải qua tới 3 mùa đông khắc nghiệt. Không chỉ căng thẳng giữa Nga-Ukraine, bước ngoặt này còn đang kích hoạt những căng thẳng mới trong nội bộ Liên minh châu Âu (EU), khiến khối này càng thêm mâu thuẫn, rạn nứt.
Theo thông báo của phía Ukraine, từ ngày mai, nước này sẽ ngừng trung chuyển khí đốt từ Nga, ảnh hưởng đến việc nhập khẩu khí đốt từ Nga của Slovakia. Đáp trả, Ukraine tuyên bố sẽ dừng cung cấp điện cho Ukraine. Nếu hai bên cùng thực hiện các bước đi này, hậu quả về kinh tế sẽ rất lớn, và đặc biệt khó khăn cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga khi mùa đông đang đến gần. Không chỉ là câu chuyện giữa hai quốc gia, tranh cãi giữa Ukrainevà Slovakia còn tiềm ẩn nguy cơ làm rạn nứt khối đoàn kết châu Âu khi Slovakia vừa là thành viên của Liên minh châu Âu, vừa là thành viên của NATO nhưng lại phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng Slovakia có thể trở thành một “mặt xích yếu” trong thời điểm châu Âu đang cần khẳng định sự ủng hộ với Ukraine sau khi Mỹ có Tổng thống mới. Cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế làm rõ hơn nội dung này.
Ngày 20/12, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, hiện không có sự đồng thuận trong EU về cuộc xung đột ở Ukraine, vì vậy mọi hành động của ông liên quan đến cuộc xung đột đều phải được thực hiện trong khuôn khổ ngoại giao song phương, không phải thay mặt cho chức chủ tịch EU của Hungary.
Đang phát
Live