Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 17 giờ ngày 30/7, Hệ thống đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học của Bộ sẽ kết thúc việc nhận đăng ký của thí sinh. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn còn nhiều thí sinh chưa thực hiện đăng ký nguyện vọng lên Hệ thống. Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến cáo thí sinh cần nhanh chóng đăng ký nguyện vọng, không nên chờ đến sát thời điểm cuối cùng, bởi rất dễ xảy ra tình trạng nghẽn mạng do có quá nhiều người cùng truy cập đăng ký.
Từ ngày 1/7, thành phố Hà Nội bắt đầu thực hiện tuyển sinh đầu cấp với khối lớp 1. Điểm mới trong công tác tuyển sinh đầu cấp Hà Nội năm nay là trong hồ sơ của học sinh không yêu cầu giấy xác nhận thông tin về cư trú. Dù tuyển sinh theo mô hình trực tuyến, nhưng có khá đông phụ huynh vẫn đến trường để nhờ hỗ trợ cũng như hoàn thiện luôn hồ sơ cho con. Các trường đều bố trí cán bộ, giáo viên và chuẩn bị sẵn máy tính để hỗ trợ phụ huynh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có thông báo tước quyền tự chủ tuyển sinh trong 5 năm đối với một số trường đại học do vi phạm về tuyển sinh. Nguyên nhân là do các trường này từng tuyển vượt số lượng chỉ tiêu tuyển sinh công bố hàng năm. Bên cạnh việc tước quyền tự xác định chỉ tiêu, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xác định và thông báo chỉ tiêu tuyển sinh cho trường theo quy định. Điều đáng nói đây không phải là năm đầu tiên xảy ra tình trạng nhiều trường vi phạm, tuyển vượt chỉ tiêu. Cuối năm 2022, Thanh tra Bộ GD-ĐT có quyết định xử phạt hành chính 78 trường đại học tuyển sinh vượt chỉ tiêu của mùa tuyển sinh 2021. Phải chăng mức xử phạt tuyển vượt chỉ tiêu như hiện nay là quá nhẹ nên không có nhiều tác dụng răn đe. Thậm chí có trường sẵn sàng tuyển vượt và cũng sẵn sàng chịu phạt. Vậy giải pháp nào để giải quyết tình trạng này để siết lại kỷ cương trong tuyển sinh khi mùa tuyển sinh 2023 đang tới gần? TS Lê Đông Phương, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam - Nguời có nhiều năm nghiên cứu giáo dục đại học cùng bàn luận câu chuyện này.
Muôn kiểu tranh chấp chung cư, cách nào hoá giải?- Thông điệp sau cái bắt tay của Iran và các nước Mỹ Latinh nhân chuyến thăm của Tổng thống Iran tới 3 nước Venezuala, Nicaragoa và Cuba.- Đổi mới tuyển sinh đại học: Vì sao “đổi” mãi chưa “mới”?
Chuyện tuyển sinh đầu cấp, nhất là vào lớp 10 vốn đã luôn nóng vì căng thẳng hơn thi đại học, vài năm nay càng nóng lên bởi những bức xúc của phụ huynh xoay quanh việc các trường ngoài công lập yêu cầu đóng các khoản phí lớn khi nộp hồ sơ. Nếu rút sẽ không được trả lại khoản tiền này. Những khoản này được gọi là “phí giữ chỗ”, “phí ghi danh” hay “đặt cọc”, với mức giá dao động từ 2 triệu đến cả chục triệu đồng, cũng có thể từ 10 đến 30 triệu đồng/học sinh (tùy trường). Năm học 2023-2024, có 55,7% học sinh lớp 9 vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội, khiến nhiều phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 10 lo lắng đến mất ăn, mất ngủ. Vì thế, ngoài áp lực chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10, không ít phụ huynh còn phải rước thêm những vất vả, chỉ vì những khoản tiền phải bỏ ra để yên tâm chắc chắn con mình có một suất học. Nhà giáo ưu tú – TS Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Khoa giáo Trung ương, Uỷ viên Hội Khoa học tâm lý giáo dục VN cùn bàn luận vấn đề này.
Theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm nay phụ huynh không phải nộp giấy xác nhận cư trú khi tuyển sinh đầu cấp cho con, mà chỉ cần điền đầy đủ thông tin gồm: mã định danh, nơi thường trú, nơi cư trú. Đây là điểm mới trong tuyển sinh đầu cấp, tạo thuận lợi cho phụ huynh. Thế nhưng, với không ít phụ huynh là lao động tự do, gia đình ở trọ hay thay đổi địa điểm cư trú thì lại rất lo lắng bởi chưa có hộ khẩu hay tạm trú, nên việc xác nhận thông tin sẽ gặp khó khăn. Để hỗ trợ cho người dân, tạo điều kiện cho trẻ được đi học theo đúng độ tuổi, các nhà trường và công an thành phố Hà Nội đã và đang tích cực vào cuộc để điều tra, xác minh giúp phụ huynh gỡ khó.
Học chương trình THPT đến Cao đẳng đang ngày càng được nhiều học sinh quan tâm, tìm hiểu theo học trong những năm gần đây. Sau 3 năm vừa học THPT vừa học nghề người học sẽ nhận được văn bằng gì và có thể tham gia thị trường lao động như thế nào? - Khách mời: Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội.
Hôm nay (6/5), gần 4.700 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Để tạo thuận lợi cho thí sinh trong cả nước không phải di chuyển quá xa, kỳ thi được bố trí đồng thời ở 2 điểm là Hà Nội và Quy Nhơn (Bình Định). Năm nay, sẽ có 8 trường đại học sư phạm sử dụng kết quả của kỳ đánh giá này để xét tuyển.
Định vị Thương hiệu quốc gia Việt Nam Xanh đang đặt ra những yêu cầu gì?- Chuyến thăm đánh dấu sự “tan băng” trong quan hệ Arap Saudi và Syria- Hà Nội: Tuyển sinh đầu cấp, bảo đảm quyền lợi học tập cho tất cả học sinh- Xin việc khó khăn, công nhân ở Bình Dương trân quý từng ngày làm việc- Vừa học vừa làm - giải pháp cho tình trạng thiếu lao động lành nghề ở Đức
Áp lực sĩ số đối với các trường học tại Hà Nội luôn là vấn đề nóng được dư luận xã hội quan tâm, nhất là vào thời điểm tuyển sinh đầu cấp. Năm học 2023 - 2024, số học sinh vào lớp 1 và lớp 6 ở thành phố Hà Nội tăng hơn 50 nghìn em so với năm học trước. Mối lo chung của các Phòng Giáo dục- Đào tạo và các trường trong thời điểm này đó là làm sao đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh.
Đang phát
Live