Chính phủ công bố Quy hoạch tỉnh Điện Biên, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phấn đấu đến năm 2030, Điện Biên là trung tâm du lịch, dịch vụ của vùng Trung du và niền núi Bắc Bộ- Bế mạc Hội báo toàn quốc 2024- Hàng nghìn thí sinh tham gia ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 nhằm định hướng chọn trường, chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân- Nga bước vào ngày bầu cử Tổng thống cuối cùng với số lượng cử tri đi bỏ phiếu gần 59%
Năm 2024, ngành giáo dục nghề nghiệp đặt mục tiêu đào tạo hơn 2,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ nghề. Ngay từ đầu năm nay, nhiều trường cao đẳng, trung cấp nghề dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển sinh những ngành nghề “hot”, mở thêm các mã ngành nghề mới đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
Việt Nam đang nghiên cứu xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực trong ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030. Dù đây là ngành công nghiệp nhiều tiềm năng, thế nhưng nguồn nhân lực chỉ đáp ứng 20% yêu cầu của thị trường. Trong năm 2024, nhiều trường đại học thông báo mở chuyên ngành liên quan đến thiết kế vi mạch, bán dẫn và những ngành gần thuộc lĩnh vực điện- điện tử nhằm đón đầu nhu cầu nhân lực.
Trong không khí sôi nổi của tháng Thanh niên, sáng nay 9/3, Báo Tuổi trẻ Thủ đô (Thành đoàn Hà Nội) phối hợp với các trường Đại học, Cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại tư vấn hướng nghiệp cho học sinh PTTH và phụ huynh. Chương trình là hoạt động thiết thực khi kỳ thi PTTH quốc gia đang đến gần.
Học tập trong môi trường Quân đội được rèn luyện thể lực và trau dồi về trí tuệ được cống hiến, phục vụ Quân đội là mong ước của nhiều bạn trẻ và bậc phụ huynh có con trong độ tuổi học tập. Học trong các trường trong Quân đội sẽ được đào tạo như thế nào? Muốn tham gia học trong trường Quân đội các bạn trẻ cần đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện gì? Điều đặc biệt là học trường Quân đội người học sẽ không phải đóng học phí và được lo về nơi ăn, chốn ở. Vậy trong năm học 2024, các trường Quân đội tuyển sinh có gì mới? Những ai sẽ phù hợp học ở trường Quân đội đào tạo? Mời quý vị và các bạn cùng tìm hiểu tại Trường Sĩ quan Lục quân 1, tại Sơn Tây, Hà Nội. - Khách mời: Thiếu tướng Phạm Quốc Tuấn - Phó Hiệu Trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 - Bộ Quốc phòng.
Thi 3 hay 4 môn để tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh, học sinh. Năm học 2024-2025 là năm học cuối cùng của học sinh theo học Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Từ năm học 2025- 2026, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sẽ theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Trong khi học sinh và các nhà trường tại Hà Nội đều đang nóng lòng ngóng chờ quyết định của thành phố về việc có hay không có môn thi thứ 4, thì nhiều địa phương đã chốt phương án thi lớp 10, chốt số môn thi, trong đó có những điều chỉnh mới để giảm áp lực cho kỳ thi đầu cấp. Trong bối cảnh, các năm qua, nhiều địa phương tổ chức thi tuyển vào lớp 10 quá căng thẳng, mệt mỏi, biến thành một cuộc “chạy đua” gắt gao, thì bài toán làm thế nào để có một phương thức tuyển sinh phù hợp, giảm áp lực cho học sinh, giảm tốn kém cho xã hội lại được đưa ra bàn thảo. Nhà giáo ưu tú – TS Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Ban Khoa giáo Trung ương, Nguyên Tổng Hiệu trưởng Hệ thống Giáo dục Vinschool, Nguyên Hiệu trưởng Hanoi Academy cùng bàn luận câu chuyện này.
Theo kế hoạch, thời điểm này, các quận, huyện, thành phố ở TP.HCM đã chuẩn bị kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025. Năm nay, với tuyển sinh lớp 6 dự kiến có thêm một số quận huyện tổ chức khảo sát thay vì xét tuyển.
Quá trình hội nhập và phát triển nước ta đã làm chủ nhiều công nghệ tiên tiến và đem lại những giá trị to lớn trong kinh tế xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam đang thiếu nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế động lực, trọng điểm. Đặc biệt, trình độ lao động thấp sẽ rất khó dịch chuyển sang các ngành nghề, công đoạn có giá trị gia tăng cao để tăng năng suất lao động và bắt kịp với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Để giải bài toán nhân lực có kĩ năng sử dụng công nghệ cao, hiện đại, một số trường đã đào tạo theo chương trình Quốc tế và nhận được sự đồng hành của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn ở các quốc gia trên thế giới. - Vậy đào tạo theo Chương trình Quốc tế sẽ đem lại những giá trị gì? Khách mời của chương trình: - Ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội. - Ông Isshii Chikahisa - Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. - Ông KATO TAKEHITO- Giám đốc, Kiêm Giám đốc điều hành, Công ty Cổ phần AT Group (Nhật Bản).
Hiện các trường đại học tiếp tục công bố phương án tuyển sinh năm 2024, trong đó nhiều trường mở thêm ngành học, chương trình đào tạo mới và tăng chỉ tiêu tuyển sinh. Việc các trường đại học mở rộng lĩnh vực đào tạo khác với nhóm ngành truyền thống cũng giúp thí sinh có thêm nhiều lựa chọn khi đăng ký xét tuyển.
Những năm gần đây, các cơ sở giáo dục đại học liên tục mở các ngành, chương trình học mới với chiến lược trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, hoặc phát triển quy mô để chuyển từ “trường đại học” thành “đại học” với các khoa, trường thành viên giống như Đại học Bách khoa Hà Nội. Theo các chuyên gia, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực là xu thế tất yếu của các trường đại học, nhưng cần hết sức cẩn trọng, có lộ trình thực hiện và đặc biệt phải lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực thật sự phù hợp với đặc thù và thế mạnh đào tạo hiện có.
Đang phát
Live