-Việt Nam kỳ vọng xuất khẩu vắc xin Covid 19 năm 2022. -Thêm cơ hội lựa chọn và quyết định cho thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021
- Thêm cơ hội lựa chọn và quyết định cho thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021.- Cầu thủ bóng đá Nguyễn Văn Quyết, người đầu tiên trong lịch sử bóng đá đạt 5 danh hiệu trong năm 2020.- Ứng dụng giúp bảo vệ an toàn cho phụ nữ tại Israel.
Đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học cũng đã công bố phương án tuyển sinh năm 2021. Mỗi trường đều có rất nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau, trong đó có nhiều trường bổ sung phương thức tuyển sinh mới. Đây là mục tiêu đã được xác định trên lộ trình thực hiện tự chủ và cũng phù hợp với thực tế khi kỳ thi tốt nghiệp THPT đã được Bộ GD&ĐT xác định mục tiêu chính là để xét tốt nghiệp. Cùng giải đáp những thắc mắc về quy chế tuyển sinh, các phương án xét tuyển... với sự tham gia của ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thêm cơ hội lựa chọn và quyết định cho thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021.- Những chiếc quạt giấy làm nên thương hiệu cho cả một làng nghề ở xứ Ðoài.
- Năm học 2021-2022, Hà Nội dự kiến tiếp tục tổ chức kỳ thi chung vào lớp 10 THPT công lập không chuyên vào các ngày 29 và 30/5, với 4 bài thi độc lập, gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và bài thi thứ tư được chọn ngẫu nhiên là một trong các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân. Môn thi thứ tư sẽ được công bố vào tháng 3 tới. Điểm thay đổi trong phương thức tuyển sinh năm nay là quy định thí sinh phải đăng ký nguyện vọng 1, nguyện vọng 2 theo hộ khẩu thường trú. Điều này khiến nhiều phụ huynh và học sinh băn khoăn, lo lắng. Vì sao Hà Nội có sự điều chỉnh đăng ký nguyện vọng của thí sinh và tăng thêm môn thi thứ tư trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biến phức tạp như hiện nay? Sự thay đổi nguyện vọng và tăng số môn thi trong thời điểm này liệu có hợp lý, khi mà học sinh và phụ huynh chưa có sự chuẩn bị tâm thế cho điều này? Trong chuyên mục Luận bàn Giáo dục hôm nay sẽ bạn luận chủ đề này với vị khách mời là ông Trần Mạnh Tùng, giáo viên môn Toán tại Hà Nội.
- Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2021-2022: Hà Nội điều chỉnh đăng ký nguyện vọng liệu có phù hợp?- Dự án nuôi bướm giúp tạo sinh kế cho phụ nữ Kenya.- Cuốn sách “Kitchen” của tác giả người Nhật Bản Banana Yoshimoto.- Tỷ phú cá vược tỉnh Thái Bình.
Sóng gió thi cử năm 2018 đã cho thấy tầm quan trọng của việc tổ chức đánh giá kết quả giáo dục độc lập với các trường và các địa phương, một việc thường do các trung tâm khảo thí độc lập thực hiện ở các nước. Đã có rất nhiều ý kiến về việc cần có những trung tâm như thế để tổ chức đánh giá năng lực/kết quả đào tạo của thí sinh nhiều lần trong năm. Các trường có thể tham khảo kết quả này trong việc xét tuyển. Ai cũng thấy phương án này tốt hơn so với việc thi chung trước đây, hoặc “2 trong 1” như các năm vừa qua, hoặc từng trường tổ chức thi riêng. Thế nhưng vấn đề là, làm thế nào để tiêu cực không chuyển từ nơi này sang nơi khác, hay nói cách khác, làm thế nào để những trung tâm khảo thí như thế thực sự độc lập và cho ta những kết quả đáng tin cậy? Chúng tôi bàn chủ đề: Xét tuyển ĐH giai đoạn 2021-2025: Thành lập trung tâm khảo thí độc lập – liệu có là lối ra cho cải cách tuyển sinh?” với sự tham gia của TS Lê Đông Phương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giáo dục đại học và nghề nghiệp, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam; Ủy viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực.
- Tuyển sinh ĐH 2020: Nhiều trường đại học địa phương đào tạo khối ngành sư phạm khó tuyển sinh liệu có nâng điểm chuẩn để đánh trượt thí sinh? - Một số ngôi trường ở Hà Nội áp dụng mô hình mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
Thời điểm này, hầu hết các trường đại học trên cả nước đã hoàn thành công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học năm 2020. Dù đã được dự báo điểm chuẩn sẽ tăng mạnh do điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh cao, nhưng nhiều thí sinh và phụ huynh vẫn bất ngờ, bởi điểm trúng tuyển của nhiều ngành ở mức trên 29 điểm. Mức điểm chuẩn này vượt qua mức điểm kỷ lục của năm 2017 và là năm có nhiều thí sinh đạt điểm thi cao trong những năm gần đây. Vì sao điểm chuẩn năm nay lại tăng cao? Phóng viên Đài TNVN có cuộc trao đổi với ông Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung này.
Đến 17 giờ chiều nay (05/10), hầu hết các trường đại học trên cả nước hoàn thành công bố điểm chuẩn trúng tuyển đại học năm 2020. Dù đã được dự báo điểm chuẩn sẽ tăng mạnh do điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh cao, nhưng nhiều thí sinh và phụ huynh vẫn bất ngờ bởi điểm trúng tuyển của nhiều ngành ở mức trên 29 điểm, vượt qua mức điểm kỷ lục của năm 2017- là năm có nhiều thí sinh đạt điểm thi cao trong những năm gần đây. Phóng viên Minh Hường thông tin.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)