Căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa Australia với Trung Quốc đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn trả đũa thương mại, sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu thịt từ một số công ty Australia, đe dọa áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng lúa mạch nhập khẩu từ Australia trong khi Australia không loại trừ khả năng đưa vụ việc lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hữu Tiến, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Australia đưa tin.
Ở thời điểm nhiều quốc gia bắt đầu chấm dứt phong toả và mở cửa lại nền kinh tế, câu hỏi “Thế giới của chúng ta hậu đại dịch sẽ ra sao?” khiến nhiều người quan tâm. Trả lời câu hỏi này, nhóm phóng viên VOV1 đã phỏng vấn nhiều chuyên gia, học giả quốc tế, các nhà ngoại giao từ nhiều quốc gia trên thế giới, mời họ phân tích và dự báo những kịch bản thế giới sau đại dịch. Các nhà phân tích quốc tế dự báo về những thay đổi của thế giới sau đại dịch, ở các góc độ địa chính trị, địa kinh tế, những thay đổi hành vi của con người, khả năng định hình lại một trật tự thế giới mới sau đại dịch và cả những tác động chính trị của đại dịch đối với an ninh Biển Đông… Phóng viên trao đổi với Tiến sỹ Terry Buss, học giả nghiên cứu Học viện hành chính quốc gia Hoa Kỳ với câu hỏi “Địa chính trị thế giới - hậu đại dịch” sẽ ra sao? Đặc biệt là câu chuyện cạnh tranh nước lớn Mỹ -Trung trong cuộc chiến chống dịch bệnh.
Quan hệ giữa Australia và Trung Quốc vốn đang khó khăn do căng thẳng liên quan đến việc Australia đề nghị quốc tế điều tra độc lập về Covid-19 thì nay lại thêm thách thức mới khi Australia tuyên bố sẽ cân nhắc đưa vụ Trung Quốc dọa đánh thuế lúa mạch ra Tổ chức Thương mại Thế giới. Việt Nga, phóng viên Đài TNVN thường trú tại Australia đưa tin.
- Việt Nam bảo vệ thành quả chống dịch bệnh khi 24 ngày qua không có ca lây nhiễm Covid-19 mới.- Học sinh cấp tiểu học và mầm non cả nước sẽ quay trở lại trường vào ngày mai sau thời gian nghỉ dài để phòng, chống dịch Covid-19.- Vụ án thâu tóm nhà, đất công sản tại Đà Nẵng: Hai bị cáo mong được tòa tuyên vô tội.- Australia tuyên bố bảo vệ các nhà sản xuất lúa mạch trước việc Trung Quốc dọa đánh thuế chống bán phá giá.- “Từ từ và thận trọng”, đây là khẳng định của nước Anh khi khởi động lại nền kinh tế.
Quan hệ Mỹ - Trung trong tuần tiếp tục gia tăng căng thẳng khi chính quyền Tổng thống Donald Trump liên tục cáo buộc Trung Quốc liên quan đến nguồn gốc virus Sars-CoV-2 hay dọa áp thuế... Đáp lại, Trung Quốc cũng chỉ trích nặng nề các cáo buộc của Mỹ nhằm vào nước này. Trước loạt diễn biến mới của hai bên, giới quan sát cảnh báo, một giai đoạn mới của cuộc xung đột Mỹ - Trung đang dần rõ nét trên mọi lĩnh vực.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý hô hấp mạn tính có thể dự phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không có khả năng hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các hạt bụi hoặc khí độc hại mà trong đó khói thuốc lá, thuốc lào đóng vai trò hàng đầu. Để dự phòng và điều trị bệnh, đông trùng hạ thảo có nhiều tác dụng tốt. Đại tá, Thầy thuốc ưu tú Phạm Hòa Lan - Nguyên chủ nhiệm khoa nghiên cứu thuốc và trang thiết bị y tế, Cục quân y, Bộ Quốc phòng chia sẻ về nội dung này.
- Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu khẩn trương tìm kiếm người mất tích trong vụ lật thuyền ở Quảng Nam.- Việt Nam hỗ trợ 140.000 khẩu trang y tế dành tặng Chính phủ và nhân dân Nhật Bản.- Nâng cấp về quản trị các doanh nghiệp là yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp, để nền kinh tế có thể bứt phá trong thời gian sau dịch COVID-19.- Ấn Độ triển khai chiến dịch hồi hương hàng nghìn công dân chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.- Các nhà khoa học Trung Quốc vừa nhận định virus SARS-COV-2 có thể được tạo thành từ sự tái tổ hợp bộ gen giữa hai loại vi rút có trên dơi và tê tê.
- Lời giải cho “cơn khát” nước sinh hoạt trong mùa khô tại Trung Bộ và Tây Nguyên.- Mô hình quán cà phê không chất thải thực phẩm đầu tiên ở Hồng Kông, Trung Quốc.- Vải thiều Bắc Giang sắp vào vụ - mừng ít lo nhiều!- Những hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ cộng đồng trong Tháng Nhân đạo.- Những bài ca bất hủ kỷ niệm 75 năm chiến thắng phát xít.
- Thi tốt nghiệp THPT 2020: Băn khoăn gian lận tiêu cực khi giao địa phương chủ trì tổ chức.- Làm gì để trẻ trở lại trường học trong tâm thế tốt nhất?
Chiến thắng Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu” đã lùi vào dòng chảy lịch sử 66 năm, phần lớn những người cầm súng năm xưa đã về với thế giới người hiền. Người còn sống cũng đã ở độ tuổi xấp xỉ 90 trở lên, nhưng vẫn lưu giữ vẹn nguyên dòng ký ức hào hùng. Trong dòng ký ức nhớ về những ngày tháng "năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt. Máu trộn bùn non. Gan không núng. Chí không mòn", vị Trung tướng già Phạm Hồng Cư lại bồi hồi rưng rưng nước mắt. Chuyện đêm hôm nay, mời quý vị cùng nghe những câu chuyện ít người biết đến dẫn đến chiến thắng 66 năm trước qua hồi ức của Trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)