Sau 10 năm triển khai Nghị định 45 năm 2012, công tác khuyến công được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả và đạt được nhiều kết quả tích cực, mang lại luồng sinh khí mới cho phát triển công nghiệp nông thôn… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động khuyến công ở Trung ương và địa phương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và vấn đề đặt ra cần tập trung khắc phục.
Sáng nay (18/11) tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo”. Hội nghị nhằm chia sẻ kinh nghiệm về các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; từ đó đề xuất các giải pháp hỗ trợ, chính sách khuyến khích, ưu đãi nhằm đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ những sản phẩm, mặt hàng là lợi thế của khu vực miền núi và hải đảo.
Xây dựng thương hiệu đưa nông sản địa phương, ghi nhận thực tế tại Chi Lăng, Lạng Sơn.- Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua phát triển văn hóa - du lịch.- Kết nối sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Mới đây, Bộ Tài chính và Bộ Y tế đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào nhóm mặt hàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Đề xuất này có trong dự thảo Tờ trình báo cáo Chính phủ về xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi. Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường sẽ giúp giảm tiêu dùng sản phẩm không lành mạnh, từ đó giảm gánh nặng bệnh tật, tử vong do các bệnh liên quan đến tiêu dùng các sản phẩm này gây ra, đồng thời giúp gia tăng ngân sách thông qua thuế. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, chính sách thuế này nếu được áp dụng sẽ kéo theo hàng loạt tác động không chỉ với các doanh nghiệp nước giải khát mà còn ảnh hưởng tới các đơn vị sản xuất bao bì, mía đường, vận chuyển và bán lẻ ...
Thời gian qua, một số thị trường nhập khẩu truyền thống tinh dầu quế sụt giảm và ngừng thu mua dẫn đến giá bán loại dược liệu này đang sụt giảm mạnh. Tại Lào Cai, nhiều nhà máy, cơ sở chiết xuất tinh dầu quế phải giảm công suất, thậm chí là dừng hoạt động vì khó khăn.
Tổ chức Y tế thế giới ghi nhận trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ hơn 46g đường mỗi ngày, cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo. Bên cạnh đó, mức tiêu thụ đồ uống có đường ở nước ta cũng tăng rất nhanh, gần 20% mỗi năm. Đây là nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ thừa cân, béo phì gia tăng. Cứ 5 người trong độ tuổi từ 5 đến 19 tuổi thì có 1 trường hợp bị thừa cân, béo phì. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở người trưởng thành hiện chiếm gần 20%, tăng gấp đôi trong 10 năm qua. Vậy cơ chế gây hại của việc lạm dụng đường và đồ uống có đường diễn ra như thế nào?
- Chủ động ứng phó với bão số 1: Cơn bão mạnh với hoàn lưu rộng - Sàn thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ nông sản - Sản phẩm OCOP vẫn chưa đem lại lợi thế thị trường - Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất vắc xin dịch tả lợn Châu Phi - Kiến thức nhà nông: Trồng và chăm sóc nhãn cho năng suất cao.
Hiện nay, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ hơn 46g đường tự do/ngày, gần bằng mức giới hạn tối đa (50g/ngày) và cao gần gấp đôi so với mức khuyến cáo (dưới 25g/ngày) của Tổ chức Y tế thế giới. Vậy việc sử dụng quá nhiều đồ uống có đường có thể gây hại như thế nào cho sức khỏe, nhất là với trẻ em? Cần làm gì để kiểm soát việc sử dụng đồ uống có đường? Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị An- Tổ chức HealthBridge cùng bàn luận về vấn đề này.
Trong những năm gần đây, khi vào các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại, chúng ta đều nhìn thấy các đặc sản với những cái tên gắn với địa danh đặc trưng vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, như: Bưởi Đại Minh, gạo nếp Tú Lệ, miến đao Giới Phiên của Yên Bái; Mận Sơn La hay Ba khía muối, Khô cá phi của Cà Mau; Khoai lang Đắc Lắc… Hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền, đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của người nông dân, sự vào cuộc của các doanh nghiệp, HTX trong việc đầu tư dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Giải pháp nào để thu hút doanh nghiệp đầu tư trong tiêu thụ hàng hoá khu vực miền núi vùng sâu vùng xa và hải đảo". Khách mời tham dự Diễn đàn là TS. Nguyễn Văn Hội- Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và GS.TS. Hoàng Đức Thân- nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Theo thống kê của Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, sản lượng trái vải thiều vụ mùa năm nay vào khoảng 330.000 tấn. Cùng với việc đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại, tìm đầu ra để xuất khẩu vào các thị trường cho giá trị cao thì với đặc thù mùa vụ, khai thác ngắn ngày, ngành công thương nhấn mạnh vai trò của thị trường trong nước đối với tiêu thụ trái vải thiều chín rộ trong tháng 6 này. PV Nguyên Long thông tin
Đang phát
Live