Dù việc sử dụng thuốc lá truyền thống có giảm, song tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ở các em thanh thiếu niên nhóm tuổi 13-17 tại nước ta đã tăng từ 2,6% năm 2019 lên hơn 8% năm 2023. Chỉ riêng trong năm 2023, đã có hơn 1.200 ca nhập viện cấp cứu do gặp các phản ứng nguy hại sức khỏe sau khi sử dụng thuốc lá điện tử. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi và 75% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do sử dụng thuốc lá. Tại Việt Nam, mỗi năm có ít nhất 40 nghìn ca tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá như ung thư phổi, bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh đường hô hấp. Chính vì vậy, Tuần lễ không thuốc lá 25-31/5/2024 và Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5 năm nay, Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn chủ đề "Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá”, nhằm bảo vệ giới trẻ trước sự “tấn công” của những loại thuốc lá mới đang tràn ngập thị trường hiện nay. Với tỷ lệ thanh thiếu niên hút các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ngày càng gia tăng, giải pháp nào để bảo vệ các em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá? TS. Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam sẽ cùng bàn luận vấn đề này.
Dự Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động Quốc gia năm 2024”, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu: Nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và chiến lược.- Thuốc lá là gánh nặng với tổng chi phí khám chữa bệnh, ốm đau, tử vong là hơn 100 tỷ đồng mỗi năm. Ngày Thế giới không thuốc lá năm nay với thông điệp được Tổ chức Y tế thế giới lựa chọn: "Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá".- Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Đây cơ hội để hợp tác ba bên vốn bị ngưng trệ trở lại đúng hướng.- Bất chấp sức ép từ Tòa án Công lý quốc tế, Israel tiếp tục mở đợt tấn công trên nhiều mặt trận ở Gaza.
Dù mới xuất hiện khoảng chục năm nay, song ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng gây tổn hại đến hệ hô hấp, tim mạch và tăng nguy cơ ung thư, mắc bệnh răng miệng và nhiều vấn đề sức khoẻ khác. Theo Điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 34 tỉnh, thành phố cho thấy, tỷ lệ hút thuốc lá điện tử ở người từ 15 tuổi trở lên tăng 18 lần sau 5 năm. Tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh ở nhóm tuổi 13-17 cũng tăng từ 2,6% năm 2019 lên hơn 8% năm 2023. Ở nữ giới tuổi 13-17, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử cũng tăng gấp đôi, lên tới 4.3% năm 2023. Thời gian qua, các cơ sở y tế đã tiếp nhận hơn 1.200 ca nhập viện ngay sau khi sử dụng các loại thuốc lá mới này. Trước tình hình này, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương áp dụng nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử, nung nóng. Vậy có cách nào để ngăn chặn, kiểm soát cuộc “xâm lăng” của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trong giới trẻ? Bác sĩ Nguyễn Trọng An, nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em, Bộ LĐTB&XH sẽ cùng bàn luận chủ đề này.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử ở giới trẻ nước ta tính từ năm 2015 đến năm 2023 đã tăng tới 18 lần. Dù hiện nay chưa có quy định cụ thể về mặt hàng thuốc lá điện tử nhưng do nhu cầu người sử dụng gia tăng nên không ít đối tượng vẫn lén lút nhập lậu, điều chế và buôn bán thuốc lá điện tử. Để tăng cường kiểm soát, ngăn chặn kịp thời tình trạng người sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có xu hướng gia tăng nhanh trong cộng đồng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 47 ngày 13/5/2024 về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Đồng thời, xử lý nghiêm trường hợp buôn bán thuốc lá điện tử.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tác hại của thuốc lá điện tử- Hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035- Hệ thống y tế ở dải Gaza sụp đổ do thiếu trầm trọng nhiên liệu- Mỹ và Trung Quốc thảo luận về sự an toàn và rủi ro từ trí tuệ nhân tạo (AI)- Hôm nay, đại diện của 50 quốc gia nhóm họp tại Pháp để thảo luận nhằm tiến tới chấm dứt các phương thức nấu ăn gây hại cho sức khỏe con người và khí hậu
Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức Phiên giải trình về Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Dự phiên họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị cần nhận diện đúng, đánh giá tác hại, đồng thời hoàn thiện hành lang pháp lý và tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Cuộc chiến chống lại việc sử dụng thuốc lá điện tử dường như đang có nhiều chuyển biến tích cực tại Australia khi số người muốn từ bỏ việc sử dụng thuốc lá điện tử bắt đầu gia tăng.
Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia vừa phát động chiến dịch tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên về những tác hại của thuốc lá điện tử, trong bối cảnh đại đa số người sử dụng thuốc lá điện tử tại nước này nằm trong độ tuổi từ 15 đến 29.
Trong nỗ lực nhằm giảm tỷ lệ trẻ em và thanh niên sử dụng thuốc lá điện tử, hôm nay, New Zealand quyết định cấm thuốc lá dùng một lần và tăng mức phạt với các đối tượng bán thuốc lá điện tử cho người dưới 18 tuổi.
Thời gian qua, thuốc lá điện tử hay thuốc lá nung nóng xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Tuy độc hại và ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ, nhưng vì lợi nhuận nên nhiều đối tượng vẫn cố tình kinh doanh bất hợp pháp mặt hàng này. Nhiều vụ buôn lậu thuốc lá điện tử có số lượng lớn đã bị bắt giữ, nhưng hành vi buôn bán các sản phẩm thuốc lá điện tử hiện chỉ bị xử phạt hành chính. Lợi nhuận cao, chế tài xử lý chưa đủ mạnh là nguyên chính của tình trạng thuốc lá điện tử nhập lậu được bán nhiều trên thị trường thời gian qua, rất cần có giải pháp hữu hiệu trong thời gian tới.
Đang phát
Live