Năm 2023 du lịch Thanh Hóa có sự bứt tốc mạnh mẽ khi đón trên 12,4 triệu lượt khách, tổng thu du lịch ước đạt hơn 24.500 tỷ đồng. Thanh Hoá đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ đón khoảng 16 triệu lượt khách và du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Để thực hiện mục tiêu này, Thanh Hoá xác định liên kết với các địa phương là yếu tố quan trọng, quyết định thành công trong phát triển du lịch.
Trung bình mỗi năm tỉnh Thanh Hóa có nhu cầu gieo trồng khoảng 11.000 tấn lúa giống; 1.000 tấn giống ngô; 2.000 tấn giống lạc; 300 tấn giống đậu tương chất lượng cao. Do đó, công tác nghiên cứu, chọn tạo và khảo nghiệm giống cây trồng có vai trò rất quan trọng, góp phần nâng tăng sức cạnh tranh và nâng cao năng xuất của ngành nông nghiệp.
Tại phiên họp thường kỳ UBND tỉnh Thanh Hoá tháng 2/2024 diễn ra sáng nay, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn yêu cầu: Ngay từ đầu năm, các cấp, các ngành phải tập trung cao độ, triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã được đề ra, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Phỏng vấn Chủ tịch UBND TP.HCM về những giải pháp nhằm thúc đẩy các động lực tăng trưởng bền vững.- Thương mại điện tử bền vững vẫn là bài toán khó.- Tiêu điểm kinh tế địa phương có nội dung: Các doanh nghiệp dệt may ở Thanh Hoá linh hoạt tiếp cận thị trường xuất khẩu
Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định, một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là “Phát triển mạnh văn hóa, thể thao, tạo nền tảng để Thanh Hóa trở thành một trong những trung tâm lớn về văn hóa, thể thao của khu vực và cả nước”; Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã chỉ rõ “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của tỉnh và đất nước”. Những năm qua, đặc biệt là năm 2023, mặc dù trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Thanh Hoá đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách nhà nước…Cùng với việc tranh thủ, tận dụng tối đa thời cơ, sức mạnh ngoại lực, thì sức mạnh nội lực được Thanh Hoá phát huy thế nào? PV Sỹ Đức phỏng vấn ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về nội dung này.
Năm 2023 là năm ngành may mặc tỉnh Thanh Hóa nói riêng và may mặc cả nước nói chung gặp nhiều khó khăn, thách thức do những biến động của tình hình thế giới. Để tháo gỡ khó khăn, nhiều doanh nghiệp may mặc trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã triển khai nhiều giải pháp để duy trì đơn hàng, tìm kiếm thị trường mới, ổn định sản xuất.
Cùng với việc phát huy nội lực phát triển kinh tế, xã hội, những năm qua tỉnh Thanh Hoá đã tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Đáng chú ý là đẩy mạnh các hoạt động ngoại giao, đi thăm, làm việc và xúc tiến đầu tư tại một số quốc gia, mở ra nhiều tiềm năng, cơ hội hợp tác mới cho tỉnh Thanh Hóa.
Mặc dù là vùng đất rộng lớn với nhiều tiềm năng, lợi thế nổi trội, thế nhưng Thanh Hoá-Nghệ An-Hà Tĩnh vẫn là vùng có nhiều chỉ số phát triển thấp hơn mức trung bình của cả nước. Tiềm năng, lợi thế của vùng chưa được phát huy hiệu quả, chưa tạo được vị thế, sức mạnh tổng hợp, động lực cho vùng và cả nước. Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, bên cạnh việc phát huy những tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế so sánh, với tinh thần “tự lực, tự cường”, sau 1 năm thực hiện ký kết bản ghi nhớ hợp tác phát triển, 3 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh đã tạo được dấu ấn rõ nét.
Sinh thời, Thanh Hóa luôn là địa phương được Bác Hồ quan tâm, dành tình cảm đặc biệt, Người đã có 4 lần về thăm tỉnh và mong muốn "Thanh Hóa phải trở thành một tỉnh kiểu mẫu". Khắc ghi lợi Bác dặn, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hoá đã và đang từng bước vượt qua khó khăn, tranh thủ thời cơ, vận hội, phát triển theo hướng nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2025 Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước, trở thành một cực tăng trưởng ở phía Bắc của Tổ quốc và đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, như Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã xác định.
Để đón được 13,8 triệu lượt khách, tổng thu ước đạt 32.387 tỉ đồng, trong năm 2024, ngành du lịch Thanh Hóa sẽ tổ chức 145 sự kiện, hoạt động văn hóa, thể thao… góp phần hiện thực hóa thông điệp "Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa".
Đang phát
Live