Theo kế hoạch, trong tuần này, đại diện các nước tham gia thỏa thuận hạt nhân Iran họp trực tiếp tại thủ đô Vienna (Áo), thảo luận về thỏa thuận hạt nhân mang tên" Kế hoạch Hành động chung toàn diện" (JCPOA). Cuộc gặp được đánh giá là nỗ lực nghiêm túc đầu tiên nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran, sau gần 3 năm Mỹ rút khỏi thỏa thuận này và trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức hồi tháng 1 vừa qua. Trước đó, cuối tuần qua, các quan chức châu Âu và Iran cũng đã có cuộc họp trực tuyến thảo luận về khả năng Mỹ quay trở lại với thỏa thuận và cách thức đảm bảo tất cả các bên thực thi đầy đủ và hiệu quả văn kiện này. Trong một tuyên bố mới đây, người phát ngôn BNG Mỹ Ned Price cho biết, Mỹ đã nhất trí với các nước còn lại trong Nhóm P5+1 (gồm Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Mỹ cùng Đức) xác định các vấn đề liên quan đến việc quay trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. . Liệu cuộc gặp dự kiến diễn ra ngày mai (06/04), tại Vienna, Áo có tạo cơ hội hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran?
- Đặc khu tri thức: Hội tụ tinh hoa Việt – Hiện thực hóa “Khát vọng 2045”.- Những tính toán mới của Trung Quốc tại Trung Đông.- Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đạt giải pháp tạm thời với Iran: Nỗ lực cứu vãn thỏa thuận hạt nhân lịch sử.
Hôm nay, trong nỗ lực tìm kiếm thỏa thuận với các cơ quan báo chí Australia nhằm tránh bị chỉ định đàm phán, Facebook vừa đạt được thỏa thuận với một cơ quan báo chí lớn thứ hai tại Australia đó là News Corp.
Cơ quan năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) vừa đạt được một giải pháp tạm thời kéo dài 3 tháng với Iran, nhằm cho phép cơ quan này tiếp tục công tác thanh sát hạt nhân tại nước Cộng hòa hồi giáo. Thỏa thuận đạt được ngay trước thời hạn chót mà Iran đưa ra là ngày hôm nay – 23/2 để Mỹ dỡ bỏ trừng phạt, nếu không Teheran sẽ ngừng các hoạt động thanh sát hạt nhân. Giải pháp tình thế này đạt được trong bối cảnh cả Iran, Mỹ và các nước châu Âu đang tìm cách cứu vãn thỏa thuận hạt nhân lịch sử hồi năm 2015 vốn đang trên bờ vực sụp đổ. Liệu bước tiến mới nhất có mở ra triển vọng đàm phán nào cho các bên hay chỉ là sự trì hoãn tạm thời? Biên tập viên Đài TNVN và Đại sứ Nguyễn Quang Khai từng có nhiều năm công tác tại khu vực Trung Đông sẽ phân tích cụ thể vấn đề này.
Những ngày qua, câu chuyện trở lại thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 của Mỹ đã được đề cập liên tục, từ Tổng thống Mỹ Joe Biden cho đến Ngoại trưởng Antony Blinken, cùng nhiều quan chức cấp cao khác của châu Âu và Iran. Tuy nhiên, để Mỹ trở lại thỏa thuận, Iran quay lại tuân thủ cam kết, các bên hiện vẫn còn khá nhiều việc phải làm. Tổng hợp của Biên tập viên Đình Nam:
Đúng ngày đầu tiên của Năm mới 2021, Iran đã thông báo ý định sản xuất uranium với độ làm giàu lên tới 20% mức tinh khiết, tức là trở về mức trước khi đạt được thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015. Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Iran đã gửi thư đến để thông báo ý định nâng mức làm giàu uranium lên 20% tại nhà máy hạt nhân ngầm Fordo, theo một luật mà Quốc hội Iran thông qua mới đây. Đây được xem là bước đi đáp trả đầu tiên của Iran sau vụ nhà khoa học hàng đầu nước này Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát cách đây 2 tháng. Những động thái cứng rắn này đang khiến thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015, mà xa hơn là mọi nỗ lực nhằm ổn định Trung Đông đứng trước nguy cơ trở về con số không. Phóng viên Ngọc Thạch, thường trú Đài TNVN tại khu vực Trung Đông sẽ thông tin cụ thể về bước đi mới nhất của Iran và những tác động tới thỏa thuận hạt nhân lịch sử năm 2015.
- Phát động trồng 10 triệu cây xanh- xứ dừa. Bến Tre là tỉnh đầu tiên trong cả nước hiện thực hóa Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ về phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021.- Việt Nam đã phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có xuất xứ từ Anh.- Thành công của cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên Quốc hội Việt Nam và bài học để dân tin và tin dân.- Vì một Việt Nam hùng cường: Nâng cao chất lượng cuộc sống, làm sao để người dân cảm thấy hài lòng, hạnh phúc.- Iran thông báo ý định tăng mức độ làm giàu uranium. Thỏa thuận hạt nhân lịch sử có nguy cơ "trôi sông đổ biển”.- Nước Anh bắt đầu cuộc sống mới hậu Brexit “không gián đoạn, không hỗn loạn”.
Sau gần 7 năm đàm phán, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc cuối cùng cũng đã nhất trí về một thỏa thuận đầu tư toàn diện, trong đó sẽ loại bỏ rất nhiều rào cản đầu tư giữa hai bên. Đây được đánh giá là một bước tiến quan trọng để hai bên dần tiến tới một hiệp định thương mại tự do thời gian tới. Thế nhưng, thỏa thuận này lại đang vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Tổng thống đắc cử tại Mỹ Giâu Bai-đần (Joe Biden), khi lo lắng bước đi này sẽ khiến quan hệ đồng minh Mỹ - EU thêm căng thẳng. Vậy đâu là triển vọng thỏa thuận đầu tư toàn diện giữa Liên minh châu Âu - Trung Quốc, và nó sẽ tác động ra sao đến mối quan hệ 3 bên giữa Mỹ - Trung Quốc - EU? Phóng viên Quang Dũng - Thường trú Đài TNVN tại Pháp theo dõi khu vực Tây Âu sẽ thông tin chi tiết.
Giới chức Liên minh châu Âu (EU) và Anh vừa đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn hậu Brexit. Lễ ký thỏa thuận thương mại hậu Brexit diễn ra vào đúng đêm Giáng sinh, theo giờ địa phương, tức sáng sớm nay theo giờ Việt Nam, sau khi các nhà đàm phán của Anh và Liên minh châu Âu nhất trí dự thảo của thỏa thuận bao gồm một điều khoản về quyền đánh bắt cá. Trước đó, một nguồn tin của Chính phủ Pháp tiết lộ Anh đã đưa ra những "nhượng bộ lớn" trong đàm phán Brexit, đặc biệt là những điểm rất quan trọng về quyền đánh bắt cá, nhằm tránh viễn cảnh không thỏa thuận. Để có cái nhìn rõ hơn về bản thỏa thuận có ý nghĩa quan trọng này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Quang Dũng, thường trú của Đài TNVN tại khu vực Tây Âu:
- Chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng yêu cầu phải trân trọng nghiêm túc, tiếp thu các ý kiến xác đáng để hoàn thiện Dự thảo các văn kiện Đại hội 13 của Đảng.- Hội đồng Đạo đức y sinh của Bộ Y tế ngày mai sẽ họp lần cuối, để xem xét, phê duyệt việc thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người ở nước ta.- Mục sự kiện bàn luận bàn về câu chuyện an ninh mạng, nhìn từ vụ việc Bộ Công an phát hiện một phần mềm gián điệp có tên gọi là “Bộ Công an” do các đối tượng xấu sử dụng, mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.- Quốc hội Oxtraylia thông qua dự luật mở đường cho việc hủy bỏ thỏa thuận Vành đai-Con đường mà nước này đã ký với Trung Quốc vào năm 2018.- Vương quốc Anh trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức sử dụng vaccine ngừa covid 19.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live