Thị trường bất động sản nước ta quý III và 9 tháng năm 2024 đang có sự phục hồi tích cực sau giai đoạn khó khăn, nhờ sự ổn định của nền kinh tế và các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Các phân khúc bất động sản, từ nhà ở, thương mại tới bất động sản công nghiệp, đều cho thấy dấu hiệu tăng trưởng tích cực với nhiều dự án mới được triển khai. 9 tháng năm nay, thị trường đã ghi nhận gần 39.000 sản phẩm mới được chào bán, trong đó 70% nguồn cung mới đến từ phân khúc căn hộ chung cư. Đáng chú ý, các sản phẩm có giá bán trên 50 triệu đồng/m2 trở lên chiếm phần áp đảo. Thị trường gần như vắng bóng hoàn toàn căn hộ chung cư thương mại giá bình dân. Nhiều vụ đấu giá đất nền tại Hà Nội trong thời gian gần đây có những dấu hiệu bất thường. Hiện tượng đấu cơ, thổi giá đang trở thành vấn đề nhức nhối, gây nhiễu loạn thị trường. Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh Bất động sản 2023 và Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, sớm hơn 5 tháng so với quy định trước đó, được kỳ vọng sẽ hoàn thiện hành lang pháp lý cho thị trường BĐS và mở ra chu kỳ mới cho thị trường theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững hơn. Diễn đàn Chủ Nhật bàn luận nội dung: Thị trường bất động sản-Những vấn đề đặt ra khi thực thi các chính sách mới. Khách mời: Tiến sỹ Nguyễn Đình Tiến, Chủ nhiệm bộ môn kinh tế tài nguyên và bất động sản, Trường Đại học kinh tế-Đại học Quốc gia Hà Nội và Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Vũ Đình Ánh.
Đảm bảo điện - “bánh mì” của công nghiệp - trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng gắn liền với “xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi Luật Điện lực phải được sửa đổi toàn diện, là công cụ để giải quyết hiệu quả các “điểm nghẽn” đang còn tồn tại như vấn đề “bao tiêu” sản lượng điện mua từ các nhà máy điện, hay cơ chế giá điện còn chưa được tính đúng, tính đủ, vẫn đang thực hiện “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng v.v. “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh” là nội dung bài 2 của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” được đề cập ngay sau đây.
Đảm bảo điện - “bánh mì” của công nghiệp - trong bối cảnh chuyển dịch năng lượng gắn liền với “xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đòi hỏi Luật Điện lực phải được sửa đổi toàn diện, là công cụ để giải quyết hiệu quả các “điểm nghẽn” đang còn tồn tại như vấn đề “bao tiêu” sản lượng điện mua từ các nhà máy điện, hay cơ chế giá điện còn chưa được tính đúng, tính đủ, vẫn đang thực hiện “bù chéo” giữa các nhóm khách hàng v.v. “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Để phát triển thị trường điện cạnh tranh” là nội dung bài 2 của loạt bài “Sửa đổi toàn diện Luật Điện lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới của Việt Nam” được đề cập ngay sau đây.
- Triển khai đồng bộ 3 luật, thúc đẩy thị trường BĐS phát triển- Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Phó Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Luật Hà Nội về việc đưa pháp luật vào cuộc sống- Vĩnh Long chuẩn bị tổ chức “Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh”
Theo quy định của pháp luật hiện hành, các nhà thuốc không phải kê khai giá thuốc bán lẻ. Tuy nhiên trong Dự thảo sửa đổi bổ sung Luật Dược sẽ đựoc trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 tới có quy định phải kê khai giá thuốc bán lẻ với cơ quan quản lý trên địa bàn, cùng với việc phải niêm yết giá trên sản phẩm theo quy định. Đó là thông tin được đề cập tại Hội thảo Phát triển thị trường dược phẩm trong nước - Giải pháp từ chuyển đổi số được Bộ Y tế và Báo Tuổi Trẻ (Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp tổ chức ngày 19/10, tại Hà Nội.
Thời gian gần đây, lực lượng QLTT tại nhiều địa phương đã kiểm tra, phát hiện một số vụ việc vận chuyển, sản xuất và kinh doanh thực phẩm chứa chất cấm, thực phẩm không đảm bảo an toàn, nhiều nguy cơ tới sức khỏe người tiêu dùng, rất cần cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.
Theo thông tin từ bộ phận Thương vụ của Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, tiếp nối thành công của việc đưa ST25 A AN - thương hiệu gạo đầu tiên của Việt Nam chinh phục thị trường Nhật Bản vào năm 2022, một thương hiệu gạo thứ 2 của Việt Nam đã chính thức thâm nhập thị trường khắt khe vào bậc nhất thế giới này.
Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, các doanh nghiệp và ngành chức năng đang duy trì nhiều giải pháp để có thể giữ đà tăng trưởng tiêu dùng nội địa. Đặc biệt là các chương trình kích cầu tiêu dùng, kết nối giao thương…
- Công tác truyền thông dự thảo chính sách xây dựng văn bản quy phạm pháp luật - Vướng mắc pháp lý chiếm phần lớn khó khăn của thị trường bất động sản - Những chính sách mới tác động đến thị trường bất động sản
Hơn 15 năm triển khai thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Ngày càng nhiều sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin tưởng và đã chủ động tiếp cận - sử dụng. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có những biến động khó lường, nếu doanh nghiệp Việt biết khai thác, tận dụng tốt dư địa phát triển của thị trường nội địa sẽ duy trì được hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách ổn định. Chương trình Chuyên gia của bạn với chủ đề “Doanh nghiệp chinh phục thị trường bằng chất lượng” với sự tham gia của khách mời là bà Mai Thị Thùy, Chủ tịch Hội nữ doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Đang phát
Live