
Trong năm 2024 sẽ có nhiều triển lãm thương mại quốc tế về các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam; Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu và Hội chợ quốc tế chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghiệp lần đầu tiên được tổ chức. Đồng thời, sẽ đẩy mạnh các hoạt động kết nối nhà cung cấp địa phương với các doanh nghiệp xuất khẩu và quảng bá các sự kiện xúc tiến thương mại (XTTM) Việt Nam tại nước ngoài… Đó là khẳng định của lãnh đạo Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan tại Hội nghị giao ban XTTM đầu tiên của năm 2024 với chủ đề “Đẩy mạnh công tác XTTM phát triển thị trường năm 2024” do Bộ Công Thương tổ chức sáng nay (31/01/2024) tại Hà Nội, được kết nối trực tuyến với các Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại nhiều quốc gia trên thế giới và các địa phương trong cả nước. PV Nguyên Long thông tin:
Nhiều loại hàng hoá, dịch vụ tăng giá trước Tết, CPI tháng 1/2024 tăng 0,31% so với tháng trước.- Doanh nghiệp tăng nguồn hàng dự trữ Tết, đẩy mạnh kích cầu, bình ổn thị trường.- Tuyên Quang: Hạ tầng giao thông tạo đà phát triển kinh tế xã hội.
Thị trường hàng không Việt dự kiến phục hồi vào cuối năm nay- Khó khăn trên thị trường BĐS TP HCM sẽ được tháo gỡ- Bên bán chiếm ưu thế trên thị trường chứng khoán phiên chiều qua
Tỷ lệ dư nợ ký quỹ trên thị trường chứng khoán lập đỉnh mới.- 83.000 tỷ đồng "tiền tươi" gửi tại các công ty chứng khoán.- Thị trường chứng khoán phiên giao dịch hôm qua, cả 3 chỉ số giảm điểm.
Bộ Xây dựng, trong 6 tháng cuối năm 2023 thị trường bất động sản đã có nhiều tín hiệu tích cực. Trong đó, lượng tìm kiếm giao dịch các phân khúc đất nền, chung cư... có sự phục hồi tốt và nguồn cung từ các dự án mới, giao dịch xuất hiện ngày càng nhiều. Thị trường ghi nhận sự tăng giá liên tục của phân khúc căn hộ do nguồn cung khan hiếm. Tuy nhiên, một số phân khúc khác lại chứng kiến đà giảm mạnh từ 10-20% tuỳ khu vực. Thị trường vẫn cần phải theo dõi sát các diễn biến và tiếp tục các biện pháp tháo gỡ mạnh mẽ, nhất là về pháp lý, nguồn vốn, tăng cung nhà ở thương mại, nhà ở xã hội và BĐS công nghiệp trong thời gian tới.
Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho bất động sản trong năm 2024- Những "bông hoa" khơi dậy khát vọng vươn xa cho thế hệ trẻ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắc Lắc- Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Công an phối hợp để quản lý, bình ổn thị trường vàng- Những thách thức đặt ra đối với Mỹ và đồng minh tại khu vực Biển Đỏ khi lực lượng phiến quân Hou-thi liên tục tấn công các tuyến đường biển qua khu vực này - Vì sao 60% tàu thuyền trên lòng hồ Hòa Bình chưa được đăng kiểm?
Năm 2023 đi qua với nhiều biến động xảy ra với thị trường bất động sản. Dự báo, năm 2024, thị trường này sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức khi nguồn cung chưa được khơi thông, sức cầu hồi phục chậm, doanh nghiệp chịu áp lực đáo hạn trái phiếu lớn... Tuy nhiên, theo đánh giá, 2024 sẽ là năm để thị trường tạo bước chuyển mình cho một chu kỳ hồi phục phát triển mới.
Thành phố Hải Phòng hiện có khoảng 200 sản phẩm OCOP và việc mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu các sản phẩm OCOP chất lượng cao đang được thành phố Hải Phòng hết sức quan tâm.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, năm 2024, TPHCM dự kiến cần khoảng từ 300.000 - 320.000 chỗ làm việc, trong đó, nhu cầu nhân lực quý I cần khoảng 77.500 - 86.000 chỗ làm việc; quý II cần khoảng 75.470 - 77.168 chỗ làm việc. Theo đó, nhu cầu nhân lực tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 71,31% tổng nhu cầu nhân lực năm 2024. Còn tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc, thị trường việc làm Tết Giáp Thìn 2024 đang diễn ra như thế nào? Những ngành nào sẽ tiếp tục cần tuyển số lượng lớn lao động trong năm 2024? Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.
Kinh tế tăng trưởng thấp, rủi ro tiềm ẩn trong thị trường tài chính dẫn đến xu thế thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, trong đó dệt may luôn có mặt trong top 5 các mặt hàng được tiết giảm. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, cùng với hàng loạt yêu cầu mới về môi trường, xã hội và quản trị, đòi hỏi doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nhanh chóng chuyển đổi mình theo hướng phát triển bền vững. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để vừa linh hoạt ứng phó với tình hình thay đổi, vừa chuẩn bị được nguồn lực phù hợp để tạo lợi thế cạnh tranh?
Đang phát
Live