Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho bất động sản trong năm 2024- Những "bông hoa" khơi dậy khát vọng vươn xa cho thế hệ trẻ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắc Lắc- Ngân hàng Nhà nước đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Công an phối hợp để quản lý, bình ổn thị trường vàng- Những thách thức đặt ra đối với Mỹ và đồng minh tại khu vực Biển Đỏ khi lực lượng phiến quân Hou-thi liên tục tấn công các tuyến đường biển qua khu vực này - Vì sao 60% tàu thuyền trên lòng hồ Hòa Bình chưa được đăng kiểm?
Năm 2023 đi qua với nhiều biến động xảy ra với thị trường bất động sản. Dự báo, năm 2024, thị trường này sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức khi nguồn cung chưa được khơi thông, sức cầu hồi phục chậm, doanh nghiệp chịu áp lực đáo hạn trái phiếu lớn... Tuy nhiên, theo đánh giá, 2024 sẽ là năm để thị trường tạo bước chuyển mình cho một chu kỳ hồi phục phát triển mới.
Thành phố Hải Phòng hiện có khoảng 200 sản phẩm OCOP và việc mở rộng thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu các sản phẩm OCOP chất lượng cao đang được thành phố Hải Phòng hết sức quan tâm.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, năm 2024, TPHCM dự kiến cần khoảng từ 300.000 - 320.000 chỗ làm việc, trong đó, nhu cầu nhân lực quý I cần khoảng 77.500 - 86.000 chỗ làm việc; quý II cần khoảng 75.470 - 77.168 chỗ làm việc. Theo đó, nhu cầu nhân lực tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ chiếm 71,31% tổng nhu cầu nhân lực năm 2024. Còn tại Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc, thị trường việc làm Tết Giáp Thìn 2024 đang diễn ra như thế nào? Những ngành nào sẽ tiếp tục cần tuyển số lượng lớn lao động trong năm 2024? Ông Vũ Quang Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.
Kinh tế tăng trưởng thấp, rủi ro tiềm ẩn trong thị trường tài chính dẫn đến xu thế thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng, trong đó dệt may luôn có mặt trong top 5 các mặt hàng được tiết giảm. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, cùng với hàng loạt yêu cầu mới về môi trường, xã hội và quản trị, đòi hỏi doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nhanh chóng chuyển đổi mình theo hướng phát triển bền vững. Vậy doanh nghiệp cần làm gì để vừa linh hoạt ứng phó với tình hình thay đổi, vừa chuẩn bị được nguồn lực phù hợp để tạo lợi thế cạnh tranh?
Thúc đẩy thị trường trong nước - động lực tăng trưởng quan trọng năm 2024.- Tăng trưởng xanh - Nền tảng cho phát triển bền vững.- Tập trung tạo thuận lợi thương mại hỗ trợ doanh nghiệp - Ghi nhận tại ngành Hải quan.
Từ Chỉ thị đầu năm mới của Thủ tướng chính phủ về tiết kiệm chi ngân sách- “Thủ lĩnh" của làng Chăm ở Bình Thuận- Ngành thuế triển khai đồng bộ các giải pháp, phấn đấu tăng thu trên nền tảng số, thương mại điện tử- Ngăn chặn triệt để hành vi mua bán vũ khí qua mạng xã hội- Nước Mỹ “nóng” trước mùa bầu cử 2024
Nghị định 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng đã phát huy được vai trò trong việc kiểm soát thị trường vàng, tỷ giá và lãi suất trong hơn 10 năm qua, song theo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, các chuyên gia kinh tế, Nghị định cũng đến lúc cần sửa đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.
Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp phục hồi mạnh trong năm 2024 để giảm bớt gánh nặng cho tín dụng ngân hàng- Mục tiêu phát triển của ngành chứng khoán là có quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP vào năm 2025
Sáng nay (3-1), tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nutrisol tổ chức lễ “Xuất khẩu container Macca Đắk Lắk chính ngạch đầu tiên vào thị trường Hàn Quốc”. Đây cũng là lô hàng nông sản xuất khẩu đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk trong năm 2024.
Đang phát
Live