Xem xét mở cửa thị trường vàng, xoá bỏ độc quyền- TP.HCM có hơn 1,1 triệu khách hàng được cơ cấu lại nợ và giảm lãi suất cho vay- Thị trường chứng khoán hôm qua: VN index phục hồi mạnh, tăng hơn 12 điểm
Kỳ vọng từ đầu tư công.- Thúc đẩy hình thành trung tâm tài chính quốc tế TP.HCM.- Trên thị trường chứng khoán, VN –Index tiếp tục tăng cao
Năm qua, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đứng vững, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được đà tăng trưởng và là một “điểm sáng” trong “bức tranh màu xám” của nền kinh tế toàn cầu, được quốc tế ghi nhận, tạo hiệu ứng tích cực và niềm tin cho nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp. Trong đó, khai thác hiệu quả thị trường trong nước với 100 triệu dân luôn được Chính phủ đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Chiến lược “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1163 ngày 13 tháng 7 năm 2021 đã đặt ra mục tiêu: “Phát triển thương mại trong nước hiện đại, văn minh, tăng trưởng nhanh và bền vững, là bệ đỡ, điểm tựa vững chắc cho sản xuất trong nước ngày càng đổi mới, phát triển; xây dựng thương hiệu hàng hóa Việt Nam, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc để tham gia hội nhập sâu hơn vào kinh tế khu vực và thế giới”. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra mục tiêu đến năm 2030 “Giữ thị phần hàng Việt Nam có thế mạnh với tỷ lệ trên 85% tại các kênh phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, thương mại điện tử...) tại Quyết định số 386 phê duyệt Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021-2025.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được Quốc hội khóa 15 thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ năm.- Phiên giao dịch chứng khoán đầu xuân Giáp Thìn, chỉ số VN-Index tăng hơn 4 điểm đã khích lệ tinh thần cho nhà đầu tư, cộng đồng doanh nghiệp và các thành viên thị trường.- Tỉnh An Giang xuất khẩu lô xoài hạt lép đầu tiên sang thị trường Hàn Quốc. Đây là thị trường tiềm năng và có nhiều dư địa cho mặt hàng xoài của nước ta.- Trong tiết mục Trò chuyện đầu xuân, phóng viên Đài TNVN phỏng vấn ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về mục tiêu cũng như giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong năm 2024.- Nguy cơ xung đột lan rộng tại khu vực Trung Đông khi lực lượng Hu-thi tiếp tục tấn công tàu chở hàng ở vịnh A-đen.- Tổng thống Hàn Quốc kêu gọi bảo vệ người dân, trước nguy cơ các bác sĩ đình công, phản đối việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường y. Trong khi đó, chính phủ Ấn Độ đề xuất trợ giá một số nông sản, trước làn sóng biểu tình dâng cao của nông dân nước này suốt một tuần qua.
Năm 2023 là năm doanh nghiệp bất động sản phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, nếu như thanh khoản bất động sản nửa đầu năm duy trì ở mức thấp, thì càng về cuối năm, tình hình càng được cải thiện. Những điểm sáng đã xuất hiện. Những nỗ lực của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường đang mở ra những triển vọng mới trong năm 2024, nhất là khi các Luật quan trọng đã được Quốc hội thông qua (như Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật các tổ chức tín dụng) sắp có hiệu lực, những vấn đề về pháp lý sẽ được khơi thông. Vậy, đâu là những cơ hội và thách thức của thị trường bất động sản nước ta trong năm 2024? Khách mời bàn luận trong Diễn đàn: Bà Hoàng Thu Hằng, Trưởng phòng Quản lý thị trường bất động sản, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng); Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Vũ Đình Ánh và ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT, Công ty Cổ phần Phương Đông.
Hiện nay, nhu cầu nhân lực nước ngoài của Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục gia tăng. Đây là điều kiện thuận lợi cũng như tiền đề để Việt Nam triển khai thực hiện các chương trình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Năm Giáp Thìn 2024 – kỳ vọng bứt tốc.- Cần nắm được cơ hội và thách thức từ các thị trường xuất khẩu lớn trong năm 2024.- Nhiều thách thức đặt ra đối với tân Tổng thống Indonesia.
Chiều Mùng 4 Tết, thị trường hoa hồng trước ngày lễ Tình nhân (Valentine) 14/2 tại các chợ hoa cũng như cửa hàng ở TP.HCM khá trầm lắng. Nhiều tiểu thương đang mong chờ lượng khách đông hơn vào ngày lễ 14/2.
Có 32 trường hợp Nhà nước thu hồi đất phát triển kinh tế xã hội theo luật mới.- Giải ngân gần 17.000 tỷ đồng vốn đầu tư công trong tháng 1.- Thị trường chứng khoán phiên giao dịch hôm qua, VN-Index tăng hơn 13 điểm
Cần chính sách hỗ trợ để phát huy tinh thần tự lực tự cường của kinh tế tập thể.- Doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hợp tác, tận dụng hiệu quả cơ hội của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA).- Thị trường hàng hóa ngày Giáp Tết: Sức mua tăng - hàng hóa dồi dào.
Đang phát
Live