
Hiện nay, các cơ quan Chính phủ, tổ chức công và khối tư nhân trên thế giới đã đặt sự quan tâm lớn tới vấn đề liên quan tới chủ đề thương mại xanh. Nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới đã đặt ra những quy định liên quan đến môi trường khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu. Tại các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, các quy định, tiêu chuẩn liên quan đến yếu tố xanh cũng đang dần được luật hoá. Để không bị loại khỏi cuộc chơi , các doanh nghiệp Việt phải nỗ lực đáp ứng, thay đổi tư duy, quan tâm tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng, trong thương mại quốc tế để đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của thị trường.
Thị trường khách quốc tế 2023 vượt xa kỳ vọng: Ngành du lịch vươn tới mục tiêu mới - Giảm nghèo ở vùng lõi nghèo Lào Cai
Thị trường trong nước được coi là điểm sáng của nền kinh tế bởi trong khi rất nhiều lĩnh vực gặp khó khăn thì 11 tháng năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng trưởng khoảng 9,6%. Từ nay đến cuối năm và Tết Nguyên đán 2014, nhiều chương trình kích cầu, bình ổn thị trường, gắn liền với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đang và sẽ tiếp tục được triển khai để đáp ứng nhu cầu có thể gia tăng của người dân.Chương trình Chuyên gia của bạn bàn về chủ đề “Giải pháp kích cầu tiêu thụ hàng Việt Nam cuối năm.” Khách mời là ông Lê Văn Liêm - Giám đốc khu vực Miền Bắc, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op).
Tiếp tục thực hiện Đề án 319 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 29/3/2023, về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025, Tổng cục Quản lí thị trường triển khai 4 nhóm giải pháp chính.
Lào Cai là tỉnh biên giới với nhiều lợi thế, là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường các tỉnh Tây Nam, Trung Quốc. Với lợi thế cơ sở hạ tầng, cửa khẩu được xây dựng hiện đại, thủ tục thông quan thông thoáng đã thu hút nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Lào Cai và hiện nay Lào Cai đang thực sự là cầu nối giao thương quan trọng với thị trường miền Tây Nam, Trung Quốc.
Thị trường tín chỉ carbon ở nhiều quốc gia trên thế giới được hình thành từ khá lâu và hiện đang sôi động do yêu cầu của sản xuất xanh, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh. Việt Nam hiện đang gấp rút chuẩn bị các điều kiện để thị trường tín chỉ carbon có thể chính thức hoạt động từ năm 2028 và thực hiện phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 26). Doanh nghiệp Việt Nam muốn hội nhập cuộc chơi toàn cầu, muốn xuất khẩu sản phẩm và sản xuất bền vững, buộc phải tính toán phát thải, tham gia vào thị trường carbon, dù để mua hay bán.
Tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn cơ chế chính sách để thúc đẩy hồi phục thị trường mua bán – sáp nhập doanh nghiệp- Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã có tín hiệu phục hồi tích cực từ quý 2 năm nay- Những thông tin này và một số hoạt động đầu tư tài chính đáng chú ý khác
Các tổ chức trung gian của thị trường khoa học công nghệ (KHCN) thực hiện các hoạt động tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao, thương mại hóa công nghệ, được đánh giá là có vai trò quan trọng, có tính quyết định tới sự phát triển của thị trường, đặc biệt là đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Thế nhưng, hiện có tới 95% công nghệ được giao dịch-chuyển giao trực tiếp giữa bên cung và bên cầu công nghệ, và chỉ có 5% được thực hiện qua các sàn công nghệ/các tổ chức trung gian hỗ trợ chuyển giao công nghệ. Thiếu các tổ chức trung gian đã và đang là một trong những nguyên nhân khiến cho thị trường KHCN ở Việt Nam phát triển chưa được như kỳ vọng. Vậy cần làm gì để thúc đẩy hình thành các tổ chức trung gian để từ đó phát triển thị trường KHCN? Rộng hơn, thị trường KHCN cần thêm những cú hích gì để phát triển như kỳ vọng? Những vấn đề này sẽ được các vị khách mời của chương trình ĐỐI THOẠI hôm nay đi sâu phân tích và bàn luận. - Ông Phạm Đức Nghiệm- Phó cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN (Bộ Khoa học và công nghệ). - Ông Nguyễn Đình Vinh- Phó giám đốc Sở Khoa học và công nghệ TP Hải Phòng. - Ông Đào Ngọc Nam- Chủ tịch HĐQT Tập đoàn An Việt.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dự Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng trận Hiệp Hòa (Long An).- Thủ tướng ban hành công điện yêu cầu thực hiện quyết liệt các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản.- Thảo luận về dự thảo luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), nhiều ý kiến cho rằng Dự thảo luật chưa đưa ra được những quy định để giải quyết tận gốc vấn đề tín dụng đen; thao túng chi phối trong hệ thống ngân hàng.- Việt Nam lần thứ 2 trúng cử thành viên Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027.- Bộ Ngoại giao họp báo thường kì khẳng định đang nỗ lực để sớm đưa 700 công dân Việt Nam tại Myanmar ra khỏi khu vực giao tranh về nước.- Châu Âu lo ngại khi lãnh đạo cực hữu Hà Lan giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa diễn ra.- Các nhà khoa học New Zealand cảnh báo, lỗ thủng tầng ozone tại Nam Cực đang có xu hướng ngày càng trầm trọng.
Hoàn thiện vị trí việc làm tạo tiền đề cho cải cách tiền lương từ năm 2024- Những thầy cô giáo ở Nậm Ban, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu bám trường, bám lớp- Phần Lan chặn cửa khẩu biên giới với Nga, đẩy căng thẳng song phương leo thang- Để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn cần phải có kế hoạch rõ ràng, mục tiêu cụ thể và sự đồng thuận lớn của toàn xã hội- Những giải pháp cả từ phía nhà nước cũng như doanh nghiệp nhằm gỡ khó cho tín dụng bất động sản
Đang phát
Live