VOV1 - Thời gian qua, Chính phủ luôn đặt nhiệm vụ hoàn thiện thể chế là ưu tiên hàng đầu đi trước một bước tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Theo các chuyên gia, nhiệm vụ này cần được bắt đầu từ việc triển khai các dự án đầu tư công.
VOV1 - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Kỳ họp bất thường lần này có ý nghĩa rất quan trọng là khẩn trương xem xét, quyết định nhiều vấn đề cấp bách phục vụ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, đáp ứng yêu cầu rất cao của đất nước trong kỷ nguyên mới.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15 đã kết thúc sau 29 ngày rưỡi làm việc khẩn trương, nghiêm túc, khoa học, dân chủ và trách nhiệm. Quốc hội đã thông qua 18 luật và 21 nghị quyết và cho ý kiến 10 dự án luật. Các phiên thảo luận tại Quốc hội sôi nổi với những phát biểu thẳng thắn, trực diện đã đi sâu phân tích, tìm ra căn nguyên để gỡ điểm nghẽn về thể chế, không để lỡ thời cơ phát triển. Các phiên chất vấn và trả lời chất vấn, cũng như các quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước đã đi đúng, trúng, trọng tâm vấn đề đang tồn tại, kịp thời tháo gỡ những "nút thắt" trong cuộc sống. Đặc biệt, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và Thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.
Trong chiều nay, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm rõ các vấn đề có liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vào cuối phiên chất vấn. Thủ tướng nêu rõ các nhóm giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; tiếp tục rà soát, cắt giảm và tiết kiệm chi ngân sách nhà nước, nhất là chi thường xuyên; quyết tâm thực hiện thành công các dự án trọng điểm quốc gia. Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh tiếp tục hoàn thiện thể chế trên tinh thần vừa phục vụ cho quản lý nhưng vừa khuyến khích đổi mới sáng tạo.
Tuần làm việc thứ 2 của kỳ họp thứ 8, Quốc hội tập trung cho công tác xây dựng luật và giám sát. Một lần nữa, những điểm nghẽn về thể chế trong nhiều lĩnh vực được các đại biểu phân tích thẳng thắn, minh chứng bằng những câu chuyện thực tế sinh động. Tất cả cho thấy bất cập, vướng mắc về thể chế đã và đang kìm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Giải quyết điểm nghẽn về thể chế chính là khơi thông điểm nghẽn trong xây dựng và tổ chức thực thi luật, khắc phục triệt để cơ chế xin cho, tư duy “không quản được thì cấm” và tình trạng có chủ trương, có luật rồi nhưng chùng chình chưa muốn làm, chưa muốn đổi mới.
Quốc hội đã kết thúc tuần làm việc bận rộn đầu tiên với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó, đáng chú ý Quốc hội bầu đồng chí Lương Cường giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội cũng đã thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội và ngân sách năm 2024, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Các phiên thảo luận sôi nổi ở tổ và bên hành lang Quốc hội, các đại biểu nhấn mạnh tập trung tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, để không lỡ thời cơ phát triển; Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường năng lực nội sinh, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế...
Quốc hội khóa XV đang bước vào Kỳ họp thứ 8 với khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay và cũng là kỳ họp đầu tiên thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào cuộc sống, giải quyết nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, chuẩn bị mọi mặt đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Muốn vậy, cần quyết liệt tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực.
Đổi mới thể chế, bước đột phá tạo tiền đề để đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Đại biểu quốc hội Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban tài chính- Ngân sách của Quốc hội khóa 15 và Tiến sĩ Nhị Lê, nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản cùng bàn luận câu chuyện này.
Chiều nay, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ ngành và trực tuyến với 63 tỉnh, thành về một số dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2024 quy định về giá đất, về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Đây là những nội dung hết sức quan trọng trong Luật Đất đai 2024.
“So với Luật Đất đai năm 2013, Luật Đất đai năm 2024 đã thể chế nhiều nội dung mới mang tính chất đột phá quan trọng, góp phần vào mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất”. Đây là thông tin đưa ra tại Hội nghị báo cáo viên Trung ương toàn quốc tháng 4/2024. Hội nghị do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Đang phát
Live