Thời gian qua, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng, quy mô vốn và chất lượng dự án; góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; nâng cao trình độ, năng lực sản xuất; tăng thu ngân sách nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 11 tháng qua đạt gần 29 tỷ USD, tăng gần 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý trong 11 tháng, vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 20,25 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023. Kết quả này cho thấy sự chuyển biến rõ nét về môi trường đầu tư và hiệu quả của các chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ đang được thực hiện từ Trung ương tới các địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để thu hút hiệu quả hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
2023 - năm bản lề của kế hoạch 5 năm, đã diễn ra trong bối cảnh không thuận của kinh tế trong nước, giữa những bất ổn và bất định của kinh tế thế giới. Những khó khăn này được dự báo còn tiếp tục trong năm 2024. Do đó, cần nhìn lại kết quả cải cách môi trường kinh doanh trong năm, và nhận định những yêu cầu cải cách trong tình hình mới, để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế vượt khó tốt hơn. Đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời:- Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.- Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình, Giám đốc Công ty tư vấn và nghiên cứu kinh tế - Economica Việt Nam.
Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội trong phiên họp sáng nay.- Hơn 1.100 công chức viên chức ở Bình Dương nghỉ việc chỉ trong hơn 1 năm qua. Địa phương đang loay hoay tìm giải pháp ngăn tình trạng này.- Triều Tiên thông báo thử phóng vệ tinh lần 3. Ngay lập tức Hàn Quốc và Nhật Bản lên kế hoạch ứng phó, trong khi Mỹ cũng đã điều tàu sân bay tới khu vực.- Uỷ ban châu Âu chi 800 triệu euro để chuẩn bị thành lập “Ngân hàng Hydro” đầu tiên.- Phóng sự về chàng kỹ sư công nghệ thông tin bỏ phố về quê giúp nông dân quản lý trang trại theo hướng hiện đại, làm giàu cho quê hương.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, hôm nay, Quốc hội dành cả ngày thảo luận ở Hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023. Trong phiên thảo luận sáng nay, các đại biểu kiến nghị tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế, khắc phục những bất cập, sơ hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực.
Cần sớm hoàn thiện thể chế và quyết liệt hơn trong triển khai thực hiện nhằm đẩy nhanh hơn tiến độ các dự án đầu tư công cũng như tiếp tục nâng cao năng lực lập dự toán, điều tiết chính sách tài khóa, thu, chi linh hoạt, đảm bảo an toàn, hiệu quả, tạo chủ động cho các địa phương trong quản lý, sử dụng vốn phân bổ, tránh thất thoát, lãng phí trong các khoản chi đầu tư là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội tập trung cho ý kiến trong phiên thảo luận tại Quốc hội sáng nay.
Tại phiên thảo luận sáng nay, các đại biểu nhấn mạnh: Từ vụ cháy chung cư thời gian qua, cần "bịt kẽ hở", xử lý nghiêm minh những sai phạm và có giải pháp căn cơ cho vấn đề này. Các đại biểu cũng chỉ rõ hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, chồng chéo và khó thực hiện; đề nghị đẩy mạnh cải cách thể chế để tạo động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế và phát triển bền vững.
"Động lực đổi mới sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số - Từ tầm nhìn đến thực tiễn" là chủ để của Hội thảo do Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng nay, tại Hà Nội. Uỷ viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng dự Hội thảo.
Văn kiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu mục tiêu “Tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, với điểm mới nổi bật là việc xác định hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường nói chung, nhưng tập trung vào tháo gỡ những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển kinh tế thị trường của nước ta và nâng cao chất lượng thể chế. Cụ thể là hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia, xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Quá trình chuyển sang kinh tế thị trường vừa qua, Đảng ta đã xác định một trong những cản trở chính là hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện, chồng chéo. Đồng thời, trước yêu cầu phát triển mới, đặc biệt là do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhiều ngành, nghề mới ra đời cần phải có môi trường pháp lý bảo đảm cho sự phát triển. TS Nguyễn Quốc Việt- Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, cùng nhìn nhận về quá trình “Tháo gỡ các điểm nghẽn và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Cải cách thể chế kinh doanh để khơi thông không gian phát triển cho doanh nghiệp.- Đẩy mạnh thực thi Chỉ thị số 20 về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023 - 2025.
“Cải cách thể chế cần quyết liệt, mạnh mẽ hơn trong thời gian tới để phát triển kinh tế nhanh và bền vững”. Đây là ý kiến của đại biểu tại hội thảo: Phát huy tiềm năng, nguồn lực, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Đang phát
Live