Với phương châm, đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật theo hướng "vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển, tạo không gian phát triển mới", từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm", "không biết thì không quản"; đề cao phương pháp "quản lý theo kết quả"; Chính phủ quyết tâm hoàn thiện hệ thống pháp luật đảm bảo tính minh bạch, đồng bộ, công bằng, đặc biệt là trong đầu tư công.

Thực tế năm qua, nước ta đã có bước tiến đáng kể trong cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, tập trung tháo gỡ vướng mắc pháp lý trong triển khai các dự án đầu tư công. Kết quả của các nỗ lực này không chỉ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong đầu tư sản xuất kinh doanh mà còn nâng cao tính minh bạch, hiệu quả của hệ thống pháp luật. Tại kỳ họp thứ 8 cuối năm 2024, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 Luật: Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, và Luật đấu thầu; cùng với đó thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 luật khác liên quan đến tài chính. Các luật này kỳ vọng sẽ kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và sử dụng nguồn lực minh bạch hơn. Các chính sách này thời gian tới sẽ phát huy hiệu quả trong việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030. Qua đó giải phóng nguồn lực đầu tư công, đáp ứng yêu cầu phát triển, thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về kết cấu hạ tầng:
Bên cạnh những tiến bộ trong việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật thì cần nhiều giải pháp đồng bộ như cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản lý dự án và tăng cường giám sát để bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn lực công.
Bình luận