- Ngày quốc tế "Sẵn sàng chống dịch bệnh" (27/12) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam. Nhân sự kiện này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhân gửi Thông điệp gửi tới người dân.- 13 trường hợp F1 có tiếp xúc gần với bệnh nhân 1440 cho kết quả âm tính. Các tỉnh khu vực ĐBSCL khẩn cấp kích hoạt hệ thống phản ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19, khẩn trương truy vết các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân số 1440.- Tổng cục Thống kê công bố năm nay, GDP đạt mức tăng trưởng 2,91% - là mức thấp nhất giai đoạn 2011-2020 nhưng là thành công lớn của Việt Nam – một kết quả ấn tượng, Top đầu thế giới.- Giá trị thực tiễn Cương lĩnh năm 2011 của Đảng với những thành tựu to lớn của đất nước đã đạt được trong 10 năm qua.- Liên minh châu Âu bắt đầu đợt tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 đầu tiên cho người dân.- Tổng thống đắc cử Joe Biden cảnh báo “những hậu quả tàn khốc” nếu ông Donald Trump không chịu ký dự luật chi tiêu ngân sách và gói viện trợ Covid-19.
Năm 2020, năm đầu tiên của một thập niên mới, chuẩn bị khép lại với những gam màu sáng tối đan xen. Đại dịch Covid-19 bùng phát đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân, làm đảo lộn cuộc sống toàn cầu và tác động nghiêm trọng đến thành quả kinh tế - xã hội được tích lũy hàng thập kỷ. Những biến động lớn trải dài từ châu Á-Thái Bình Dương tới châu Âu, Trung Đông, châu Mỹ, trong đủ mọi lĩnh vực từ chính trị, an ninh, kinh tế-xã hội cũng đã góp phần biến năm 2020 trở thành một năm không thể nào quên trong những trang sử thế giới sau này. Và trong những ngày cuối cùng của năm 2020, chúng ta sẽ cùng nhìn lại một thế giới đầy biến động về chính trị, về kinh tế, về xã hội trong năm 2020 với những dự báo cho năm 2021. Và đây sẽ là nội dung của cuộc tọa đàm này. Xin giới thiệu vị khách mời cùng tham gia chương trình với chúng ta, đó là Đại sứ Phạm Quang Vinh, nguyên Thứ tưởng Bộ Ngoại giao.
Tiếp tục loạt bài, chương trình tổng kết các vấn đề quốc tế nổi bật của Đài TNVN, nhìn lại năm 2020, nền kinh tế toàn cầu đã bị chi phối và tác động mạnh mẽ bởi đại dịch Covid-19. Khủng hoảng nặng nề kéo dài khiến hàng loạt nền kinh tế lớn rơi vào suy thoái, các thị trường tài chính chao đảo, hàng triệu người rơi vào cảnh “siêu nghèo”... Nhìn toàn cảnh, kinh tế thế giới có vẻ là một bức tranh toàn màu xám; nhưng ở một góc độ khác, hoàn cảnh khó khăn ngặt nghèo lại “kích hoạt” rất nhiều ý tướng, sáng kiến công nghệ phục vụ cộng đồng; giúp các hãng công nghệ có một năm thực sự thăng hoa. Giữa những mảng sáng - tối đan xen, đâu là những bài học rút ra cho kinh tế toàn cầu trước những cuộc “đại khủng hoảng” như Covid-19 trong tương lai? Để giúp quí vị có cái nhìn toàn cảnh về kinh tế thế giới năm 2020 và triển vọng cho năm tới, chúng tôi có cuộc trao đổi chuyên gia kinh tế Bùi Ngọc Sơn.
Thế giới trải qua một năm với quá nhiều biến cố, trong đó chủ yếu xuất phát từ đại dịch Covid-19 - thứ đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,7 triệu người, và hơn 70 triệu ca mắc bệnh. Có quá nhiều câu hỏi được đặt ra khi đại dịch Covid-19 bước sang năm thứ 2. Bao giờ thì hết dịch, bao giờ cuộc sống mới trở lại bình thường?... Covid-19 có thể là “cú huých” làm thay đổi cấu trúc địa-chính trị và địa-kinh tế toàn cầu hay không? Thế giới sẽ thích nghi với những thay đổi mới như thế nào? Đây cũng là những nội dung chúng tôi muốn bàn đến trong chương trình hôm nay với sự tham gia của TS Lê Đình Tĩnh – Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Học viện ngoại giao.
Tạp chí âm nhạc quốc tế.- Cuốn sách thú vị trong tuần.
Nan giải bảo vệ quyền lợi người lao động sau dịch và cận Tết - Phở Việt - Gói văn hóa Việt vươn tầm thế giới - Người đàn ông có "tấm lòng vàng"
Năm 2020 đánh dấu sự thay đổi đáng kể trong cục diện chính trị khu vực Trung Đông. Hàng loạt quốc gia Arab ký hiệp ước hòa bình với Israel, tạo ra bước đột phá lớn trong 26 năm qua, tính từ thời điểm Israel ký hiệp định hòa bình với Giooc-đa-ni năm 1994. Các thỏa thuận hòa bình này đều là những thành tựu từ vai trò trung gian hòa giải của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, là kết quả của chiến lược dài lâu của Thủ tướng Israel về chủ động giao lưu với các nước Arab, từng bước phá vỡ tình trạng Nhà nước Do Thái bị cô lập tại khu vực trong hàng chục năm qua. Tuy nhiên, các thỏa thuận này liệu có tạo ra cục diện hòa dịu mới ở khu vực Trung Đông hay không thì còn phụ thuộc nhiều yếu tố. Biên tập viên Thanh Huyền trao đổi với Phóng viên Ngọc Thạch – Thường trú Đài TNVN tại Ai Cập, theo dõi khu vực Trung Đông về nội dung này.
- Chủ trì Hội nghị Quân chính toàn quân năm nay, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng (Bí thư Quân ủy Trung ương) chỉ đạo Quân đội tuyệt đối không được chủ quan, thỏa mãn trong bối cảnh "tình hình an ninh chính trị thế giới, khu vực sẽ còn có những diễn biến phức tạp, khó lường".- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự lễ khai mạc Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 76.-2.300 đại biểu sẽ có mặt tại thủ đô Hà Nội tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ 10 trong 2 ngày mùng 9 và mùng 10/12.- Bài toán khó cho các bộ ngành khi giải ngân vốn đầu tư công vay nước ngoài 11 tháng qua chưa đạt một nửa kế hoạch.- Đàm phán thương mại hậu Brexit giữa Liên minh Châu Âu và Anh đạt bước đột phá quan trọng liên quan đến nghề cá.- Trung Quốc phát miễn phí 20 triệu nhân dân tệ (tức khoảng 3 triệu đôla Mỹ) tiền điện tử, nhằm đẩy nhanh tiến độ thử nghiệm đồng tiền kỹ thuật số tại nước này.
Cho đến thời điểm hiện tại, nước ta đã và đang Hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới bằng việc tham gia vào các Hiệp định Thương mại tự do FTA thế hệ mới. Hội nhập đã mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng tiếp cận thị trường, kết nối và tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.
- Thúc đẩy đầu tư, thương mại và du lịch Việt Nam - Indonesia trong bối cảnh đại dịch. - Triển lãm ảnh báo chí thế giới mang cả thế giới đến với người dân Việt Nam.
Đang phát
Live