Trái ngược với xu thế dịu xuống ở châu Âu, tuần qua chứng kiến sự bùng phát mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 tại châu Á, với tâm điểm là Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á. Sự xuất hiện của các biến thể mới có độc lực mạnh hơn, sự chậm trễ của các chiến dịch tiêm chủng, cũng như tâm lý chủ quan của chính quyền và người dân là những nguyên nhân của các làn sóng bùng phát dịch. Trong bối cảnh này, nhiều nước đã tăng tốc chiến dịch tiêm chủng vaccine, coi đây là công cụ quan trọng giúp thế giới chạy đua với những biến thể mới và nhanh chóng khống chế dịch bệnh
Ấn Độ tiếp tục ghi nhận kỷ lục mới về số người nhiễm virus SARS-CoV-2 trong 24 giờ qua. Nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục chia sẻ khó khăn và gửi các khoản cứu trợ tới giúp nhân dân Ấn Độ vượt qua cuộc khủng hoảng này.
- Với tỉ lệ tuyệt đối, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua Nghị quyết về vấn đề Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống còn của người dân do Việt Nam đề xuất – trên cương vị Chủ tịch Hội đồng bảo an.- Bộ Giao thông vận tải đề nghị nghiệm thu đường sắt Cát Linh – Hà Đông để khai thác từ ngày 1/5.- Các chuyên gia kinh tế đề xuất phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế.- Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo quan hệ Nga-Mỹ hiện nay xấu hơn thời “Chiến tranh lạnh”.- Qua tuần lễ Tiêm chủng Thế giới 2021, Liên Hiệp Quốc kêu gọi sự tham gia tích cực hơn của cộng đồng vào các chương trình tiêm chủng trên toàn cầu đặc biệt trong bối cảnh COVID-19 vẫn rất khó để kiểm soát hiệu quả.
Với chủ đề “Vaccine mang chúng ta đến gần nhau hơn”, tuần lễ Tiêm chủng Thế giới 2021 kêu gọi sự tham gia tích cực hơn của cộng đồng vào các chương trình tiêm chủng trên toàn cầu. Từ đó cho thấy tầm quan trọng của hoạt động tiêm chủng trong việc gắn kết mọi người với nhau, đồng thời cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của cả cộng đồng. Sự kiện năm nay càng thêm phần ý nghĩa khi thế giới đang gồng mình ứng phó với COVID-19, mà tiêm chủng được xem là "chìa khóa vàng" giúp kiểm soát, khống chế đại dịch.
Sau một năm bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, kinh tế thế giới có nhiều dấu hiệu khởi sắc và đang trên đà đạt tăng trưởng nhanh nhất trong hơn 50 năm qua. Tuy nhiên hiện cũng xuất hiện nhiều yếu tố có thể làm chệch đà phục hồi này, đặc biệt là sự tăng trưởng không đồng đều giữa các quốc gia, có thể khiến kinh tế thế giới khó sớm về mức trước khủng hoảng
Bất chấp đại dịch Covid-19 làm “đóng băng” nhiều hoạt động của đời sống xã hội thế giới, có thể thấy chỉ trong hơn hai tháng qua, môi trường ngoại giao quốc tế trở nên sôi động hơn. Mỹ và Trung Quốc vẫn là tâm điểm chú ý của thế giới. Với nhiều động thái, Mỹ làm "hồi sinh" các liên minh truyền thống vốn bị suy yếu trong 4 năm qua, Trung Quốc cũng tìm kiếm các đối tác, củng cố các mối quan hệ đối tác mới, thể hiện tham vọng “cầm trịch”trong các vấn đề toàn cầu... 3 tháng đầu năm 2021, cạnh tranh ảnh hưởng giữa các trục đối trọng Mỹ - phương Tây với một bên là Nga-Trung càng gay gắt hơn. Cạnh tranh nước lớn đang diễn ra như thế nào, sự dịch chuyển tập hợp lực lượng hiện nay tác động đến tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương ra sao? Tác động của nó tới khu vực ASEAN và Việt Nam chúng ta như thế nào?
Với chủ đề “Hòa nhập tại nơi làm việc: Những thách thức và cơ hội trong một thế giới sau đại dịch”, Ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ (2/4) năm nay như một lời nhắc nhở thế giới hãy tạo cơ hội cho những người mắc chứng tự kỷ được phát triển những kỹ năng đặc biệt, tiếp cận công bằng với các cơ hội việc làm, dù xã hội vẫn còn nhiều định kiến khiến những người bị tự kỷ chịu không ít những thiệt thòi trong cuộc sống.
- Phỏng vấn GS.TS Trần Hồng Thái, Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ngày khí tượng thế giới với chủ đề "Đại dương, Thời tiết và Khí hậu của chúng ta” - Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các tỉnh ven biển Việt Nam - Bình Thuận: Thay đổi cuộc sống nhờ chính sách giảm nghèo
- Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu chuẩn bị kỹ chính sách, nguồn lực cho mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030.- Hơn 5 nghìn lái xe vi phạm nồng độ cồn trong 7 ngày ra quân thực hiện kiểm soát tài xế vi phạm nồng độ cồn và ma túy theo kế hoạch của Bộ Công an.- Cảnh báo tình trạng “hợp pháp hóa” giấy tờ để mua bán mô tạng.- Ngày mai, người dân Israel sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử quốc hội lần thứ Tư trong vòng 2 năm. Đây là phép thử đối với những chính sách của Thủ tướng Benjamin Netanyahu.- Hôm nay là “Ngày nước Thế giới", Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giá trị của nước” để thúc đẩy các giải pháp hiệu quả bảo vệ nguồn nước.
Trong thời kỳ toàn cầu hóa và xã hội số, vấn đề chất lượng, chỉ dẫn địa lý và quảng bá trên nền tảng thương mại điện tử chính là một trong giải pháp quan trọng giải bài toán "loay hoay đầu ra" cho sản phẩm nông nghiệp. Từ suy nghĩ đó đó, Dự án “Bản đồ trái cây Việt Nam” được khởi xướng bằng tình yêu và niềm đam mê trái cây của những phụ nữ trẻ trong lĩnh vực kinh doanh trái cây, muốn quảng bá đặc sản này của Việt Nam đến người dân trong nước và bạn bè thế giới.
Đang phát
Live