Bão số 3 – mang tên Yagi là cơn bão mạnh nhất trên Biển Đông trong vòng 30 năm qua và mạnh nhất trên đất liền ở nước ta trong khoảng 70 năm qua, có cường độ rất cao, tốc độ rất lớn, phạm vi rộng, vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17, thời gian kéo dài, sức tàn phá mạnh và tác động, ảnh hưởng rất nặng nề trên phạm vi rất rộng ở hầu hết các địa phương Bắc bộ. Ước tính sơ bộ đến ngày 17.9 thiệt hại của cơn bão số 3 lên tới trên 50.000 tỷ đồng. Nhiều vùng trồng trọt nông sản, nuôi thuỷ hải sản của người dân, nhất là miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo bị mất trắng. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 143 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão lũ. Trong đó có khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Điều quan trọng nhất ngay lúc này là làm thế nào hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khôi phục sản xuất, tái thiết hạ tầng thương mại để hoạt động kinh doanh, vận chuyển trở lại bình thường, cung cấp kịp thời hàng hoá cho dịp cuối năm và vụ Tết Nguyên đán sắp tới. Đây cũng là nội dung chính của Diễn đàn chủ nhật với chủ đề: "Tái thiết hạ tầng thương mại và chuỗi cung ứng hàng hoá ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo". Khách mời tham dự Diễn đàn là TS. Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương và TS. Lê Thị Mỹ Ngọc- Trưởng Khoa Logistics và quản lý chuỗi cung ứng- Trường Đại học Đại Nam.
Thời gian qua, tình trạng buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng giả và vi phạm về sở hữu trí tuệ trên thương mại điện tử vẫn diễn ra phức tạp, đặc biệt ở các mặt hàng thiết yếu. Tiếp tục thực hiện “Đề án chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025” của Chính phủ, Tổng cục QLTT triển khai đồng bộ các giải pháp, nhằm ngăn chặn hàng lậu, hàng giả kinh doanh trên thương mại điện tử.
Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GAC) hôm qua (20/09) cho biết, thương mại song phương giữa Trung Quốc và ASEAN đã tăng trưởng nhanh chóng, với mức tăng trung bình 11% mỗi năm kể từ năm 2004 đến năm 2023.
- Chuyến thăm Việt Nam của phái đoàn thương mại Mỹ mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp - Pháp hỗ trợ Việt Nam phát triển giao thông đô thị bền vững - Người Việt tại Lào quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc của Việt Nam và Lào bị ảnh hưởng do bão lũ
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 56 (AEM-56) và các hội nghị liên quan tại thủ đô Vientiane Lào, ngày 17/9 đã diễn Hội nghị AEM-56.
Tận dụng nguồn lực liên kết vùng trong xúc tiến thương mại.- Nỗ lực đảm bảo cung ứng hàng hóa sau bão lũ.- Coi trọng đảm bảo an toàn điện mùa mưa bão - một nhiệm vụ trọng tâm của Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội.
Hiện nay, việc tìm kiếm một công việc ổn định và phát triển nhanh chóng đang là ưu tiên hàng đầu của giới trẻ. Đặc biệt, các ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, du lịch và ẩm thực đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và mức lương cạnh tranh. Đồng thời, những lĩnh vực mới nổi như truyền thông đa phương tiện và thương mại điện tử cũng đang mở ra nhiều cơ hội việc làm với cam kết trả mức lương cao cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. - Khách mời: Ông Nguyễn Hiếu - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 85, ngày 2/9/2024 về điều hành dự toán ngân sách nhà nước gửi các Bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, các lực lượng chức năng. Trong đó, nội dung Công điện nêu rõ: nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, lực lượng chức năng, tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua biên giới. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các lực lượng chức năng đang triển khai kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, nhằm ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm từ cửa khẩu biên giới đến thị trường nội địa.
Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút nhà đầu tư vào hạ tầng giao thông- Giao dịch xăng dầu trên sàn- tạo thị trường công khai, minh bạch- Thái Nguyên tăng cường các biện pháp quản lý thương mại điện tử.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển với tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD. Nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng các website, mạng xã hội để buôn bán, hoạt động kinh doanh nở rộ với nhiều hình thức. Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại và cần có sự kiểm soát quyết liệt của cơ quan chức năng.
Đang phát
Live