Thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.- Ngân hàng đơn giản thủ tục cho các khoản vay tiêu dùng.- Nhiều cổ phiếu chứng khoán và bất động sản bị bán tháo, VN-Index mất hơn 10 điểm phiên đầu tuần
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) thành phố Hà Nội, thời gian qua, tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp. Trong đó, nổi lên là việc nhiều đối tượng lợi dụng thương mại điện tử, các trang mạng xã hội để kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng
Mở rộng cơ hội xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới.- Dồi dào đơn hàng, xuất khẩu dệt may dự kiến tăng trưởng 8 - 10%.- Đà Nẵng kiểm soát thị trường hàng hóa khi mức lương cơ sở tăng.
Chủ động tham gia chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ ở khắp các vùng miền trên cả nước lập nghiệp. Nhất là đối với các chị em phụ nữ dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, thương mại điện tử giúp kết nối nhà sản xuất với người mua, thu hẹp khoảng cách vùng miền. Nếu như trước đây, nguồn hàng nông sản tại các tỉnh miền núi, vùng cao rất đa dạng, phong phú, nhưng việc tìm đầu ra cho sản phẩm luôn là thách thức, trở ngại lớn. Giờ đây, việc đưa sản phẩm lên các nền tảng mạng xã hội, thương mại điện tử đã mở ra hướng đi mới trong khởi nghiệp, giảm nghèo bền vững.Chương trình Khởi nghiệp bàn về chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp, gắn với chuyển đổi số” với sự tham gia của hai khách mời là chị Nguyễn Thị Hằng - Giám đốc công ty TNHH XNK Thảo dược Hằng Moon (tỉnh Nghệ An) và chị Khả Thị Hạnh - Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông và Thương mại dịch vụ Tây bắc TV (tỉnh Lai Châu).
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ cùng với tiến trình chuyển đổi số Quốc gia. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các tổ chức, cá nhân mở rộng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại Việt Nam, hoạt động thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Trong năm 2023, ngành thuế đã quản lý doanh thu thương mại điện tử lên đến 3,5 triệu tỷ đồng và đã thu về 97.000 tỷ đồng cho ngân sách, tăng 16% so với năm 2022. Kết quả này có sự đóng góp quan trọng của việc thực hiện xác thực và quản lý thông qua mã định danh cá nhân, nằm trong Đề án 06 và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ về chia sẻ, kết nối dữ liệu với nhau để quản lý chặt chẽ hơn đối với thương mại điện tử. Mặc dù hiện nay Nhà nước đã có các quy định pháp luật về thuế khá bao quát đối với loại hình thương mại điện tử này, tuy nhiên, vẫn cần phải có những điều chỉnh về quản lý thuế đối với thương mại điện tử.
Chống thất thu thuế qua sàn thương mại điện tử - Những quy định của pháp luật liên quan.- Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn đường dây buôn bán mỹ phẩm giả số lượng lớn tại Hà Nội.- Hy vọng nào cho vòng đàm phán ngừng bắn mới ở Dải Gaza?- Việt Nam có thể đạt kịch bản cao cho tăng trưởng kinh tế GDP năm 2024 là 6,95%.
Kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Malaysia năm nay có thể đạt 18 tỷ đôla, sớm hơn kế hoạch đề ra.- Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an điều tra việc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cây xanh Công Minh trúng 600 gói thầu trị giá hàng nghìn tỷ đồng về việc trồng và chăm sóc cây ở nhiều địa phương.- Nữ sinh Nghệ An tử vong do bệnh bạch hầu, 119 người phải cách ly theo dõi.- Khủng hoảng nhân đạo tại Gaza trầm trọng thêm do ùn tắc hàng viện trợ tại Ai Cập.- Singapore bắt đầu coi côn trùng là thực phẩm thay thế bền vững.- Hãng máy bay Boeing đạt thỏa thuận nhận tội với Bộ Tư pháp Mỹ về hai vụ tai nạn của dòng máy bay 737 MAX khiến gần 350 người thiệt mạng.
“ Công khai người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng”. Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 55 ban hành ngày 16/5/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, việc mua bán hàng online ngày càng trở thành xu hướng phổ biến, song những hệ lụy phát sinh cũng không nhỏ. Quy định “Công khai người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng” tại Nghị định 55 được đánh giá là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ người tiêu dùng khi giao dịch trên không gian mạng. Vậy nhưng, vẫn còn nhiều băn khoăn về tính khả thi của quy định này.
- Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới- Quảng Ngãi phát triển công nghiệp và định hướng trở thành Trung tâm lọc hóa dầu- Xã hội hóa nguồn lực xử lý nhà ven kênh rạch ở TP.HCM, vì sao khó?
Tại Việt Nam, hoạt động thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Trong năm 2023, ngành thuế đã quản lý doanh thu thương mại điện tử lên đến 3,5 triệu tỷ đồng và đã thu về 97.000 tỷ đồng cho ngân sách, tăng 16% so với năm 2022. Kết quả này có sự đóng góp quan trọng của việc thực hiện xác thực và quản lý thông qua mã định danh cá nhân, nằm trong Đề án 06 và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ về chia sẻ, kết nối dữ liệu với nhau để quản lý chặt chẽ hơn đối với thương mại điện tử. Mặc dù hiện nay Nhà nước đã có các quy định pháp luật về thuế khá bao quát đối với loại hình thương mại điện tử này, tuy nhiên, vẫn cần phải có những điều chỉnh về quản lý thuế đối với thương mại điện tử. Nhóm phóng viên Trung tâm Phát thanh và Truyền hình Công an nhân dân phản ánh vấn đề này.
Đang phát
Live