Trước giá cả các sản phẩm thịt lợn tăng cao, trao đổi bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng Chính phủ cho phép nhập khẩu con giống bố mẹ về để nhân giống tái đàn và mới đây nhất là cho phép nhập khẩu lợn sống để đáp ứng nguồn cung trong nước góp phần bình ổn giá thịt lợn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thời gian qua. Nhóm phóng viên Minh Long – Đỗ Minh phản ánh.
- Tổng bí thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhân dịp quốc khánh Liên bang Nga (12/6).- Hôm nay, Quốc Hội thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong sự phát triển chung của khu vực này, phát thanh luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa chủ trương, chính sách của Đảng nhà nước, đưa tri thức, văn hóa nhân loại đến gần hơn với đồng bào ở những vùng xa xôi hẻo lánh nhất.- Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép nhập khẩu 5 triệu con lợn sống từ Thái Lan về Việt Nam để giết mổ đáp ứng nhu cầu thực phẩm, bình ổn giá thịt lợn trong nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.- Tròn 2 năm sau thượng đỉnh Mỹ Triều lần đầu tiên, bán đảo Triều Tiên lại dậy sóng.
- Cần cơ chế minh bạch cho hoạt động cho vay trực tuyến.- Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc chuyển đổi các dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam sang hình thức đầu tư công.- Xử lý nghiêm cơ sở sản xuất nước uống đóng bình không đảm bảo an toàn vệ sinh ở Hải Phòng.- Cơ hội cho kinh tế Mỹ phục hồi.- EVFTA- Những vấn đề đặt ra cho nông nghiệp Việt Nam.- Pháp tìm cách giải quyết rác thải y tế hậu đại dịch Covid-19.
- Thái Nguyên nỗ lực giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án tái định cư.- Giải đáp thắc mắc của thính giả về đất đai.
Sốc, bàng hoàng, bức xúc, phẫn nộ… Đó là cảm xúc của rất nhiều người khi nghe tin một công ty ở Hải Phòng dùng nước mương ô nhiễm để sản xuất 'nước tinh khiết' đóng bình. Sự việc một lần nữa cho thấy sự thật nhẫn tâm, một số doanh nghiệp vì lợi nhuận bất chấp luật pháp, đầu độc cộng đồng; đồng thời tiếp tục đặt ra dấu hỏi lớn về trách nhiệm của cơ quan chức năng và chính quyền địa phương khi để tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, nước uống, gây nhức nhối suốt thời gian qua. Đã bao nhiêu người không may sử dụng thứ đồ uống có nguy cơ gây hại cho sức khỏe này? Còn bao nhiêu cơ sở sản xuất nước đóng chai quảng cáo là “tinh khiết” nhưng thực chất lại “siêu bẩn” chưa bị phát hiện, xử lí? Phải làm gì để giải quyết tận gốc vấn nạn này?
- Lễ hội âm nhạc trực tuyến đầu tiên tổ chức ở Thái Lan.- Dự án Art4life đưa âm nhạc vào công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Tại Hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ lưu ý địa phương cần ý thức rõ tầm quan trọng của kỳ thi để chuẩn bị chu đáo các khâu, tránh tiềm ẩn các rủi ro. Đặc biệt, tránh tình trạng “khoảng tối dưới chân đèn”, đi kiểm tra nhưng người kiểm tra không được ai giám sát. Không để “một lỗ thủng nhỏ đánh đắm cả con tàu” trong tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 là nội dung được bàn luận với ông Thái Văn Thành – Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Nghệ An.
- Bài toán nào xử lý rác thải sinh hoạt?- Nga cấp phép và phân phối thuốc điều trị Covid-19.- Làm gì để tỏi Lý Sơn không bị đánh tráo ở “vương quốc” tỏi?- Vụ việc Tổng cục Du lịch xin 400 vé máy bay miễn phí: Hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp.- Crowfunding – Hình thức “gọi vốn cộng đồng” phát triển văn hóa nghệ thuật mới.
Để đảm bảo thực hiện đúng tiến độ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh hoàn tất việc công bố kết quả lựa chọn SGK lớp 1 sử dụng vào năm học 2020-2021 trước ngày 20/5. Đến nay, nhiều địa phương đã hoàn thành và công bố kết quả lựa chọn SGK, trong số 5 bộ SGK với 46 đầu sách đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt. Điều mà dư luận quan tâm nhất lúc này là ác động của dịch bệnh khiến thời gian lựa chọn SGK ở các địa phương bị gấp thì liệu có đảm bảo chất lượng? Vì sao Bộ GD&ĐT không biên soạn một bộ SGK nữa? Số tiền 16 tiệu USD sẽ được giải quyết ra sao? Bàn về vấn đề này, khách mời là Tiến sĩ Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT.
Trong ngày khai mạc của Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội chính thức xem xét, thảo luận và sẽ thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Hiệp định EVFTA được kỳ vọng sẽ góp phần hình thành môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, từ đó tăng cường thúc đẩy thương mại, đầu tư, tạo chuỗi cung ứng mới. Hiện, các nước đang cố gắng đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đặc biệt đang diễn ra rất mạnh tại EU nhất là trong bối cảnh ứng phó với những thay đổi do đại dịch Covid-19. Khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, dự kiến nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU sẽ được hưởng lợi lớn. Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn thách thức? Doanh nghiệp cần phải tuân thủ những quy tắc khác nhau về hàng rào kỹ thuật, chất lượng, xuất xứ... của Liên minh châu Âu. Phóng viên Văn Hiếu có cuộc trao đổi với ông Lương Hoàng Thái – Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương để làm rõ hơn nội dung này.
Đang phát
Live