Trung Quốc đang đặt mục tiêu kiểm soát hiệu quả ô nhiễm rác thải nhựa, giảm đáng kể lượng rác thải nhựa tại các bãi rác của các thành phố trọng điểm, thiết lập hệ thống quản lý chất dẻo hoàn chỉnh và đạt được tiến bộ trong việc phát triển các sản phẩm thay thế vào năm 2025. Để hiện thực hóa mục tiêu này của chính phủ, các doanh nghiệp trên khắp Trung Quốc đang triển khai nhiều chiến dịch và hành động đa dạng với nhiều kỳ vọng.
- “Giang hồ mạng” đang đầu độc giới trẻ.- Rạp chiếu phim độc đáo tại Anh trong mùa COVID-19.- “Những bài học về cuộc sống xanh lành từ nước Nhật truyền thống” qua cuốn sách “Sống đủ” của tác giả Azby Brown.- Cải tạo đồi trọc thành trang trại du lịch sinh thái.- Quà tặng VOV1 chúng ta cùng nghe bài thơ “Bóng cò chao cánh đồng xanh” của nhà thơ Nguyễn Thiên Sơn, Minh Phúc trình bày.
Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do Australia khởi sướng từ năm 1993 và được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc phát động trên phạm vi toàn cầu vào tuần thứ 03 của tháng 9 hằng năm. Từ đó đến nay, Chiến dịch trở thành một trong những sự kiện môi trường quốc tế thường niên, thu hút sự tham gia hưởng ứng của hàng trăm triệu người tại hơn 130 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Chiến dịch là dịp để tuyên truyền, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và toàn thể cộng đồng tham gia các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý, tái chế rác thải, từ chối sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy. Cùng khách mời là ông Vũ Minh Lý-Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ trao đổi kỹ hơn về vấn đề này.
- Mô hình hiệu quả trong dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng. - Dự án “cửa sổ Việt Nam” tại Thái Lan.
Hễ mưa là đường phố biến thành sông. Thậm chí trời không mưa, nhiều tuyến phố vẫn ngập … do triều cường. Đó là hình ảnh quen thuộc ở tp HCM trong hàng chục năm qua và xem ra càng ngày càng nghiêm trọng, bất chấp thành phố này đã bỏ ra hàng chục nghìn tỷ đồng để chống ngập. Người dân quá mệt mỏi, chán ngán với câu hỏi: bao giờ thành phố HCM hết cảnh ngập lụt? Câu hỏi này lại tiếp tục nóng lên khi mới đây Sở Xây dựng thành phố HCM trình UBND thành phố ban hành giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn giai đoạn 2020-2024 thay thế cho phí bảo vệ môi trường (thu theo sử dụng nước sạch). Nhiều câu hỏi được đặt ra trước đề xuất này: Liệu khi tăng giá dịch vụ thoát nước, người dân có còn phải chịu cảnh ngâp lụt, ô nhiễm môi trường? Để có thêm góc nhìn về nội dung này, câu chuyện ngày thứ 7 hôm nay, BTV Thanh Trường có cuộc trao đổi với kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn.
Ngày 28/8, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan đã khai mạc dự án cùng khu vực trưng bày, quầy thông tin hỗ trợ quảng báo thương mại - du lịch - đầu tư của Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Thái Lan. Dự án được mang tên “cửa sổ Việt Nam” (Window to Vietnam). Tin của PV thường trú Đài TNVN tại Thái Lan.
Chỉ tính riêng tại 2 thành phố lớn của cả nước là Hà Nội và TPHCM, mỗi ngày, lượng rác thải ra là vô cùng lớn, lần lượt khoảng 8.000 tấn và 10.000 tấn, đã và đang gây sức ép không hề nhỏ, khi mà sức chứa của các bãi xử lý rác tại những nơi này đang ngày càng hạn hẹp. Trong số hàng nghìn, hàng chục nghìn tấn rác này có khoảng gần 20% là rác tái chế. Việc phân loại rác tại nguồn còn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đây cũng chính là lý do mGreen- ứng dụng phân loại rác tại nguồn và thu gom rác tái chế được tích điểm- đổi quà ra đời.
- Dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, nguyên nhân được chỉ ra một phần do sự chủ quan, lơ là của người dân khi dịch bệnh quay trở lại, các cơ quan y tế cũng chưa có những kinh nghiệm, biện pháp phòng, chống dịch triệt để.- Thầy giáo 9X Nguyễn Thái Dương lan tỏa niềm đam mê học tiếng Anh qua âm nhạc và thơ.- Tìm hiểu sáng kiến nhà chờ xe buýt công nghệ cao, chống Covid-19 ở Hàn Quốc.- Quán cà phê Mandivo – biến ước mơ thành hiện thực ở dải Gada.- Có nên nói với con cái chuyện ly hôn của bố mẹ hay không?
Thời gian qua, nhiều vụ sạt lở tại các mỏ khai thác khoáng sản tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã ảnh hưởng đến đời sống và tính mạng của người dân trong khu vực. Mùa mưa bão đang đến gần và tính mạng của người dân nơi đây vẫn đang bị nguy cơ sạt lở tại các mỏ khai thác khoáng sản rình rập. Mạnh Phương, phóng viên Đài TNVN có bài đề cập:
Phiên họp 47, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về luật Bảo vệ môi trường sửa đổi. Báo cáo dự thảo giải trình, tiếp thu dự án luật của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho thấy, vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt được nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ, dư luận quan tâm; đặc biệt là các quy định phân loại, tính chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng. Lộ trình thực hiện ra sao, thẩm quyền quyết định như thế nào đối với vấn đề này?
Đang phát
Live