- Không chủ quan dù Việt Nam đang là điểm sáng tăng trưởng hiếm hoi trong khu vực và thế giới.- Nguồn cơn xung đột Nagorno-Karabakh và tác động!- ĐăcLăk – Mang Trung thu đến với trẻ em nghèo.- Chuyển đổi để phát triển chứ không chỉ là chuyển đổi để tồn tại.- Hết tiền viện trợ, hàng không Mỹ chuẩn bị sa thải nhân viên quy mô lớn.
- Thanh Hóa nhanh chóng đưa nghị quyết Đại hội Đảng bộ cấp trên cơ sở vào cuộc sống.- Thái Bình đảm bảo nhân sự đáp ứng yêu cầu tình hình mới.- Cán bộ, đảng viên khu vực Bình Dương B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ chung tay cùng chính quyền chăm lo đời sống cho người dân.
Năm 2016, tỉnh Thái Nguyên có trên 42.000 hộ nghèo. Sau 5 năm thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng nhiều chính sách phù hợp với điều kiện, đặc thù của địa phương để hỗ trợ người dân thoát nghèo. Đến hết năm nay, dự kiến Thái Nguyên sẽ chỉ còn khoảng 3% hộ nghèo, trên tổng số 314 nghìn hộ toàn tỉnh. Mạnh Phương, phóng viên Đài TNVN có bài đề cập.
Những năm gần đây, 1 số địa phương đã áp dụng cơ giới hóa nông nghiệp, đưa các thiết bị máy móc, trong đó có máy cấy lúa vào phục vụ sản xuất; từ đó góp phần giúp lao động nông thôn đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, hình ảnh người nông dân “chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non” quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” vẫn còn khá phổ biến. Vậy làm thế nào để “giải phóng” sức lao động cho người làm nông nghiệp. Bàn về nội dung này, khách mời là ông Trần Đại Nghĩa, một hội viên nông dân ở xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình, người đầu tiên sáng chế ra chiếc máy cấy lúa made in Việt Nam và anh Trần Văn Thành là con trai cả của ông Trần Đại Nghĩa đang nghiên cứu để cải tiến chiếc máy cấy lúa ngày càng ưu việt hơn.
- Lần đầu tiên, trong một bản báo cáo chính trị, chỉ số hạnh phúc đã được tỉnh Yên Bái đưa vào tại Đại hội Đảng.- Chị Nguyễn Thị Minh Khuê - Đồng sáng lập Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo chia sẻ về bí quyết khởi nghiệp với nền tảng thương mại điện tử.- Malaysia tái chế rác thải nhựa thành các sản phẩm nhựa cho phụ tùng ô tô, đồ gia dụng.- Chiến binh khí hậu “nhí” của Ấn Độ.
- Lợi dụng tính ưu việt của chế độ thai sản để trục lợi BHXH. - Thái Nguyên: triển khai nhiều chính sách, chương trình khuyến khích hộ nông dân sản xuất nhỏ tăng năng suất và thu nhập.
Hàng chục nghìn người đã kéo đến một hội chợ việc làm ở thủ đô Băng Cốc của Thái Lan với hi vọng có thể tìm được công việc mới sau khi họ phải nghỉ việc do dịch Covid-19. Chính phủ Thái Lan đã đề xuất hơn 1 triệu vị trí việc làm để giúp những người bị ảnh hưởng nhất của đại dịch:
Dù Cụm công nghiệp Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk, đã hoạt động hơn 15 năm, nhưng Khu xử lý nước thải ở đây vẫn là hạng mục chưa hoàn thiện, khiến nước thải của hàng chục cơ sở sản xuất vẫn đổ thẳng ra môi trường. Hàng trăm hộ dân trong khu vực phải sống trong ô nhiễm. Bến nước truyền thống của buôn Sút M’grư với hàng trăm năm lịch sử cũng biến thành bến chết. Phóng sự của Công Bắc, Phóng viên Đài TNVN tại Tây Nguyên:
Từ 0 giờ ngày 25/9, thành phố Đà Nẵng chuyển trạng thái hoạt động bình thường do kiểm soát được nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19. Tất cả các hoạt động tạm dừng để phòng, chống dịch Covid-19 được hoạt động trở lại. PV thường trú tại miền Trung ghi nhận ngày đầu tiên Đà Nẵng trở lại hoạt động bình thường.
- Sách giả, sách lậu: “Giọt nước tràn ly” đến bao giờ.- Sư thầy tại Myanmar kêu gọi người dân tái chế rác thải nhựa, góp phần giải bảo vệ môi trường.- Hai tập cuối của bộ tiểu thuyết “Móng Vuốt Quạ Đen” của nữ văn sĩ người Mỹ Leigh Bardugo với tên gọi Mưu ma chước quỷ và Giang hồ hiểm ác”.- Người góp phần tạo nên sức hấp dẫn và lan tỏa nghệ thuật làm tò he.
Đang phát
Live