VOV1 - Năm 2001, Taliban đã khiến cả thế giới chấn động khi cho nổ tung các pho tượng Phật khổng lồ 1.500 tuổi ở thành phố Bamiyan, Afghanistan. Hai thập kỷ sau, Taliban trở lại nắm quyền và bất ngờ tuyên bố đang có những bước tiến trong việc bảo tồn những di sản hàng nghìn năm tuổi.
Từ ngày 14/8, tại nhiều thành phố của Afghanistan đã bắt đầu diễn ra các cuộc diễu hành quân sự kỷ niệm 3 năm lực lượng Taliban trở lại nắm quyền quốc gia này. Người đứng đầu chính quyền đương nhiệm Afghanistan kêu gọi người dân tiếp tục nhiệm vụ đảm bảo sự ổn định quốc gia và tái thiết đất nước.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp nhận “uỷ nhiệm thư” do Đại sứ Afghanistan đệ trình - một động thái được cho là một lần nữa công nhận chính phủ Taliban tại nước này. Nhìn lại hồi tháng 9 năm ngoái, Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên cử phái đoàn đại sứ tới Afghanistan gặp Taliban sau khi nhóm này lên nắm quyền từ tháng 8/2021.
Hôm nay là tròn 2 năm ngày Taliban tiến hành tấn công chớp nhoáng vào thủ đô Ka-bun và giành quyền kiểm soát đất nước Afganistan. Cuộc rút quân hỗn loạn của phương Tây vào thời điểm đó đã đặt dấu chấm hết cho 2 thập kỷ Mỹ duy trì hiện diện quân sự tại Afganistan, mở ra một thời kỳ mời cho quốc gia Nam Á này. Chỉ có điều, đó không phải là một thời kỳ tươi sáng như người dân Afganistan cũng như cộng đồng quốc tế từng hi vọng – dù là mong manh. 2 năm dưới thời Taliban, những lời hứa của lực lượng này về việc đảm bảo quyền của phụ nữ, người dân tộc thiểu số không những không thành hiện thực mà còn trở thành câu chuyện đầy nhức nhối khi hàng loạt quy định khắc nghiệt liên tiếp được ban hành. Cùng với tình hình nhân đạo ngày một trầm trọng là những nỗi lo ngại về khủng hoảng kinh tế, an ninh. Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ, theo dõi khu vực Nam Á phân tích rõ hơn về tình hình tại Afganistan sau 2 năm dưới thời Taliban.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo – Khorasan (IS-K) mới đây nhận trách nhiệm thực hiện hàng loạt vụ tấn công vào các nhà thờ Hồi giáo tại Afganistan, gần nhất là vụ đánh bom liều chết tại nhà thờ ở Kandahar làm hơn 40 người thiệt mạng. Các vụ việc xảy ra với tần suất ngày một nhiều kể từ khi Taliban giành quyền kiểm soát đất nước khiến nhiều người đặt câu hỏi về năng lực của Taliban trong việc thực hiện cam kết đảm bảo không để Afghanistan trở thành mảnh đất dung dưỡng các phần tử khủng bố.- Mặc dù vấp phải sự hoài nghi của cộng đồng quốc tế về năng lực, nhưng tại cuộc gặp gỡ trực tiếp đầu tiên giữa phái đoàn Taliban và Mỹ tại Doha, Qatar, Taliban đã từ chối hợp tác với Mỹ trong việc chống lại IS-K. Việc quyết tâm một mình đối phó với IS-K có thể đẩy Taliban vào “thế khó” như thế nào?
Thay đổi tư duy chống dịch – Cần sự thống nhất, đồng lòng!- Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công: Không để thủ tục thanh toán thành “rào cản”.- Động thái Taliban từ chối hợp tác với Mỹ chống lại nhánh IS tại Afganistan.- Bất ngờ mục tiêu lợi nhuận ngân hàng.
Tính đến hôm nay, vụ đánh bom liều chết tại một đền thờ Hồi giao ở thành phố Candaha, miền Nam Afghanistan khiến ít nhất 47 người thiệt mạng và 70 người bị thương. Đây là ngày đẫm máu nhất kể từ khi lực lượng Taliban nắm quyền điều hành Afghanistan sau khi lực lượng nước ngoài rút quân. Ngay sau vụ đánh bom, Nhóm Nhà nước Hồi giáo Khorasan - IS-K đã thừa nhận thực hiện vụ tấn công. Điều này đang khiến nhiều người lo ngại thời kỳ an ninh bất ổn mới khi nhóm Nhà nước Hồi giáo đang cố mở rộng ảnh hưởng tại Afghanistan.
Lần đầu tiên kể từ khi chính quyền Afghanistan sụp đổ hồi tháng 8 vừa qua, lực lượng Taliban và Mỹ một lần nữa đã “tái ngộ”, cùng nhau tiến hành cuộc hội đàm trực tiếp tại Doha (Qatar). Giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Afghanistan và việc thực hiện thỏa thuận Mỹ - Taliban đạt được hồi năm 2020 là nội dung chính trong chương trình nghị sự. Liệu cuộc đàm phán mới này có tiếp nối xu hướng đã đạt được kể từ thỏa thuận lịch sử hồi năm ngoái - khi tâm thế của Taliban giờ đây đã khác?
Khủng hoảng kinh tế, y tế, cùng nạn đói và khủng bố có thể “nhấn chìm” đất nước Afghanistan. Điều này buộc Taliban – lực lượng đang kiểm soát đất nước phải đẩy mạnh các cuộc đối thoại với thế giới, trong đó đáng chú ý là các cuộc gặp đang diễn ra tại Doha, với Mỹ và Liên minh châu Âu. Trong khi, Liên Hợp Quốc hối thúc thế giới hành động, bơm tiền vào nền kinh tế Afghanistan kêu gọi Taliban phải giữ lời hứa.
Sự kiện được dư luận thế giới đặc biệt quan tâm là phái đoàn quan chức Mỹ và đại diện Taliban đã có cuộc gặp trực tiếp ở thủ đô Doha của Cata. Đây là lần gặp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Mỹ hoàn tất việc rút quân khỏi Afganistan vào cuối tháng 8 và lực lượng Taliban nắm quyền kiểm soát quốc gia Tây Nam Á này. Cuộc gặp này hé lộ điều gì về quan hệ giữa Mỹ và Taliban, cũng như những vấn đề gắn với tương lai Afganistan? Thạc sĩ Nguyễn Lê Thy Thương, Phó trưởng Phòng Nghiên cứu Chính trị và An ninh, Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cùng bàn luận về vấn đề này.
Đang phát
Live