Một ngày sau khi Taliban nắm chính quyền ở Afghanistan, một đài truyền hình địa phương nổi tiếng đã đăng tải đoạn băng ghi hình cuộc phỏng vấn trực tiếp giữa một phóng viên nữ và một quan chức Taliban. Đây được xem là một nỗ lực của Taliban nhằm tìm kiếm sự công nhận của cộng đồng quốc tế, trong bối cảnh liên tiếp những lời kêu gọi nhóm vũ trang theo đuổi chính sách tôn giáo ôn hòa
Sau khi tuyên bố cuộc chiến tranh tại Afghanistan đã kết thúc, lực lượng Taliban nêu rõ, một chính quyền và chế độ mới sẽ sớm được ra mắt. Có thể thấy, từng bị xếp vào nhóm các tổ chức khủng bố, trở lại sau hơn 20 năm, giờ đây, Taliban không chỉ muốn chứng minh là lực lượng chính trị chính thống mà còn là một chính quyền điều hành hợp pháp mới tại Afghanistan được quốc tế công nhận.
Sau khi Taliban nhanh chóng giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul mà không gặp phải sự phản kháng nào từ phía quân chính phủ, dư luận thế giới đang chờ đợi Taliban sẽ có những bước đi như thế nào để thành lập chính quyền mới thay thế cho chính quyền Afganistan đã sụp đổ. Có thể nói, Afganistan đang chìm trong bầu không khí hoang mang, lo sợ và mất phương hướng, pha trộn giữa tâm lý thất vọng với chính quyền cũ và sự hoài nghi với chính quyền mới. Đại diện của Taliban đã đưa ra khá nhiều cam kết trong quá trình thành lập chính phủ mới như không gây tổn hại tới người dân Afganistan, những người không thuộc lực lượng Taliban cũng có thể tham gia chính phủ, sẵn sàng làm việc với các đối tác nước ngoài, thậm chí thừa nhận sẽ không lặp lại những sai lầm trong quá khứ… Vậy chính quyền mới tại Afganistan sẽ như thế nào, và trong bối cảnh hiện tại, cộng đồng quốc tế cần tính toán như thế nào đến việc thừa nhận chính quyền mới do Taliban thành lập? Phóng viên Phan Tùng, thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Ấn Độ phân tích vấn đề này:
Sau khi Tổng thống Ashraf Ghani rời đi, lực lượng Taliban đã kiểm soát hoàn toàn thủ đô Kabul và tuyên bố giành chiến thắng. Diễn biến phức tạp về tình hình an ninh ở Afganistan đã khiến cộng đồng quốc tế không khỏi quan ngại.
Tổng thống Ashraf Ghani đã rời khỏi Afghanistan, Taliban giành quyền kiểm soát hoàn toàn đất nước sau khi tiến vào thủ đô Kabul và tuyên bố kết thúc cuộc chiến 20 năm với sự can dự của Mỹ và phương Tây. Tuy nhiên, sự kiện mang bước ngoặt lịch sử này đang được thế giới cũng như người “trong cuộc” tại Afghanistan đón nhận một cách “khá trái chiều”; Taliban cũng đã gửi đi thông điệp về một “Afghanistan mới” muốn chung sống hòa bình và không bị cô lập
Trong tuần, dư luận quốc tế tập trung dõi theo từng diễn biến nóng bỏng tại chiến trường Afghanistan với các cuộc tấn công dồn dập của lực lượng Taliban, áp sát thủ đô Kabul. Kịch bản nào xấu nhất đang chờ đợi chính quyền của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, đồng thời sẽ tác động thế nào đến an ninh khu vực?
Ban Dân vận Trung ương đề xuất nghiên cứu sớm triển khai việc tiêm vaccine dịch vụ ngừa COVID 19.- Sân bay Tân Sơn Nhất của nước ta lọt nhóm 10 sân bay tốt nhất thế giới.- Mỹ cảnh báo phiến quân Taliban nếu lên nắm quyền bằng bạo lực sẽ không được quốc tế công nhận.- Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất đang dẫn đầu thế giới về tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19.
Tình hình tại Afganistan hiện hết sức căng thẳng, lực lượng Taliban đang trên đà thắng, liên tiếp giành quyền kiểm soát nhiều địa điểm chiến lược ở miền Bắc, đặt thủ đô Kabul trong tình trạng báo động an ninh cực kỳ nguy hiểm. Tổng thống Afganistan, Ashraf Ghani đã phải nhanh chóng tập hợp lực lượng đối phó với các tay súng Taliban hiện đã chiếm hơn 1/4 các thủ phủ tỉnh của đất nước trong vòng chưa đầy một tuần.
Những ngày qua, sau khi Mỹ và các đồng minh lần lượt rút quân, lực lượng Taliban tại Afghanistan liên tiếp thúc đẩy các chiến dịch tấn công trên khắp đất nước, đánh chiếm thủ phủ của nhiều tỉnh thành, khu vực trọng điểm và khiến nhiều người thương vong. Liên hợp quốc đã cảnh báo một giai đoạn nguy hiểm mới tại quốc gia này. Những kịch bản nào đang chờ đợi Afghanistan trước khoảng trống an ninh mà Mỹ và liên quân để lại, trong bối cảnh kết quả các cuộc đàm phán hòa bình thời gian quan vô cùng khiêm tốn?
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani ngày 16/7 lên tiếng chỉ trích nước láng giềng Pakistan vì tiếp tục có quan hệ với các tổ chức khủng bố, trong đó có Taliban. Đồng thời, nhà lãnh đạo Afghanistan còn cho rằng Islamabad tạo điều kiện cho các tay súng khủng bố thâm nhập lãnh thổ Afghanistan. Còn người đồng cấp Pakistan Imran Khan thì tỏ rõ sự thất vọng trước các bình luận của nước láng giềng.
Đang phát
Live