Trong những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ, Tổng thống Mỹ Joe Biden đang thực hiện một số cam kết quan trọng từng được ông đưa ra trong 4 năm qua, đặc biệt là vấn đề đối ngoại. Chuyến thăm lịch sử của ông tới Angola từ ngày 2-4/12 là một phần trong nỗ lực củng cố mối quan hệ giữa Mỹ và các quốc gia châu Phi, đồng thời cũng là cơ hội để ông Biden “đánh bóng di sản đối ngoại”. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu động thái này có quá muộn màng, khi mà chính sách đối ngoại của Mỹ đang đối mặt với những thách thức toàn cầu ngày càng phức tạp, và liệu ông Biden có thể kịp thời tạo dấu ấn trong việc xây dựng mối quan hệ bền vững với các quốc gia châu Phi, trước khi chuyển giao quyền lực vào tháng 1 năm 2025? PV Phạm Huân – thường trú tại Mỹ phân tích vấn đề này.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 02/12 bắt đầu chuyến thăm 3 ngày đến A rập Xê út để tìm kiến giải pháp ngoại giao cho vấn đề hoà bình tại Trung Đông, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Pháp và A rập Xê út trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, khí hậu và tham dự Hội nghị quốc tế về nước (One Planet) do chính Pháp khởi xướng.
Sau Mexico, Canada và Trung Quốc, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tiếp tục đe dọa đánh thuế 100% lên các nước thuộc nhóm BRICS nếu nhóm này tìm cách thay thế đồng đô la trong giao dịch quốc tế. Tuyên bố mới nhất này của ông chủ Nhà Trắng tương lai cho thấy chính quyền mới ở Mỹ sẽ mạnh tay với các chính sách về thuế quan.
Chính phủ của Thủ tướng Pháp Michel Barnier đang tiếp tục bế tắc trong nỗ lực tìm kiếm sự ủng hộ nhằm thông qua Dự luật ngân sách năm 2025, thậm chí đứng trước nguy cơ sụp đổ. Không dừng lại ở đó, nhiều chính đảng còn đang gây sức ép, kêu gọi Tổng thống Emmanuel Macron - người được cho phải chịu trách nhiệm cho những bế tắc hiện nay, phải từ chức. Với những diễn biến “không lối thoát”, liệu tương lai chính phủ của Thủ tướng Barnier cũng như cá nhân Tổng thống Macron phải đối diện những kịch bản nào? Phóng viên Anh Tuấn - Thường trú Đài TNVN tại Pháp đề cập nội dung này.
Áp lực đang đè nặng lên Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khi ngày càng nhiều chính đảng kêu gọi người đứng đầu nước Pháp từ chức trong bối cảnh người được ông Macron chỉ định làm Thủ tướng gặp bế tắc trong nỗ lực thông qua Dự luật ngân sách năm 2025 và chính phủ non trẻ đứng trước nguy cơ sụp đổ.
Trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống Romania được tổ chức vào hôm qua (24/11), các cuộc thăm dò ý kiến cử tri cho thấy, với hơn 90% số phiếu, ứng cử viên độc lập Calin Georgescu giành được 22% số phiếu bầu với đưa ông lên dẫn trước so với Thủ tướng Marcel Ciolacu, người chỉ giành được khoảng 20% phiếu ủng hộ. Hai người chiến thắng với số phiếu cao nhất sẽ bước vào vòng bầu cử thứ hai vào ngày 8 tháng 12.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brasil, Lula Da Silva. Hai bên nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược.- Chủ tịch Quốc hội Ác-mê-ni-a đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.- Khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.- Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.- Thủ đô New Deli của Ấn Độ áp dụng các biện pháp cao nhất để đối phó ô nhiễm không khí. Trong đó, yêu cầu tất cả các công trình xây dựng phải dừng hoạt động từ hôm nay.
Ngay sau khi trở thành Tổng thống đắc cử, ông Donald Trump đã ngay lập tức bắt tay vào xây dựng bộ máy chính quyền mới bằng việc đề cử nhân sự vào nhiều vị trí quan trọng. Khác với nhiệm kỳ đầu tiên khi bản thân ông Donald Trump chưa có sự chuẩn bị cho việc trở thành Tổng thống của nước Mỹ, lần này, việc trở lại Nhà Trắng đã được chuẩn bị rất kỹ lưỡng, vì thế việc bổ nhiệm những vị trí nhân sự đầu tiên của ông Donald Trump đã diễn ra khá nhanh chóng. Có thể thấy, những gương mặt được đề cử đều là các trợ lý và đồng minh từng ủng hộ ông Donald Trump mạnh mẽ nhất trong chiến dịch tranh cử vừa qua như bà Elise Stefanik làm đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, Susie Wiles làm Chánh văn phòng Nhà Trắng, Mike Waltz (Maik Goan) làm Cố vấn An ninh quốc gia… Giới phân tích nhận định những gương mặt đầu tiên trong bộ máy của ông Donald Trump hé lộ cách tiếp cận cứng rắn trong hàng loạt vấn đề như quan hệ Mỹ - Trung, kiểm soát dòng người di cư…
Chiều 13/11 theo giờ địa phương, tại Phủ Tổng thống Peru ở thủ đô Lima, sau khi kết thúc tốt đẹp cuộc hội đàm, Tổng thống Dina Ercilia Boluarte Zegarra đã chủ trì buổi lễ trao Huân chương “Mặt trời Peru” cấp Đại Thập tự cho Chủ tịch nước Lương Cường. Đây là phần thưởng cao quý, thể hiện tình cảm đặc biệt của Nhà nước và Nhân dân Peru đối với đất nước và Nhân dân Việt Nam cũng như sự coi trọng đối với quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước đúng vào dịp kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao.
Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đang có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền. Trong chuyến công du kéo dài khoảng 2 tuần, Tổng thống Subianto tới thăm Trung Quốc, Mỹ, Pê-ru, Brazil và Anh. Với cam kết tuân thủ chính sách đối ngoại không liên kết truyền thống của Indonesia, các hoạt động ngoại giao tích cực của tân Tổng thống Indonesia cho thấy, ý định theo đuổi vai trò tích cực của ông trên trường quốc tế. Việc lựa chọn đi thăm Trung Quốc và Mỹ trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên cũng một lần nữa khẳng định chính sách không liên kết và nỗ lực cân bằng quan hệ giữa các cường quốc của tân Tổng thống Subianto.
Đang phát
Live